17/06/2018 07:02 GMT+7

Sống như ngày cuối cùng

CÔ TRẦN
CÔ TRẦN

TTO - Trong tích tắc, một sự cố xảy ra với tác giả và hơn cả sự may mắn về mạng sống, cô ấy đã biết sống và sống như mỗi ngày được sống.

Sống như ngày cuối cùng - Ảnh 1.

Một đêm giữa tháng 4 năm 2018. Như nhiều ngày trước đó, tôi thức dậy lúc hai giờ sáng vì cơn đau rát và ngứa cổ họng không dứt khiến tôi bị ho dai dẳng. 

Cảm thấy có gì đó vướng trong cổ họng, tôi soi gương, dùng đèn pin kiểm tra và phát hiện một thứ khiến tôi kinh hoàng: một khối u rõ mồn một, nhô hẳn lên trên bề mặt cuống lưỡi bên phải.

Tôi dắt con đi dạo mỗi ngày, hân hoan ngắm từng bông hoa dại nở, tận hưởng từng phút trôi qua...

Đầu óc tôi quay cuồng. Điều đầu tiên tôi nghĩ được lúc đó là một cái chết đau đớn vì căn bệnh ung thư họng. Tôi vốn mắc bệnh viêm họng mãn tính và đoan chắc khối u kia là kết quả của một quá trình viêm nhiễm kéo dài mà chưa bao giờ được điều trị dứt điểm.

Tôi hoang mang cực độ, lập tức gọi chồng dậy, kể cho anh nghe sự tình và bắt đầu nói... những lời trăng trối. Kể từ thời điểm phát hiện thứ kinh hoàng đó, mọi thứ khác với tôi đều vô nghĩa. Điều duy nhất tôi mong muốn là: được sống! Sự nghiệp, công việc, tiền của, các mối quan hệ... có cũng được, không có chắc chắn cũng sẽ không sao.

Tôi chợt nhận ra bao lâu nay mình quá phung phí thời giờ quý giá vào những chuyện không đâu, sống những ngày tệ hại với chứng nghiện game trên điện thoại cùng vô số suy nghĩ, thái độ, hành vi tiêu cực...

Cuộc đời như những thước phim quay nhanh. Tôi từng nhiều lần toan tự tử vì những chuyện không đáng. Tôi từng hận cha ruột vì đã để chị em tôi sống cực khổ thiếu đói, nợ nần vây quanh suốt thời niên thiếu. Tôi từng ghét mẹ mình vì đã bỏ mặc tôi chống chọi với mọi khó khăn từ bé, thậm chí bà cũng chưa từng có một lần quan tâm chăm sóc trong hai lần tôi trải qua hai ca sinh khó, tưởng chết trên bàn sinh nở.

Tôi từng oán ghét gia đình chồng, ganh tị với cô em chồng và các em dâu vì các cô ấy luôn có đến hai người mẹ ở bên chăm sóc khi sinh nở, được giúp đỡ chăm con để có thể theo đuổi sự nghiệp. Còn tôi, vì là con cả nên luôn phải tự lo. 

Tôi tự nhận thấy bản thân quá thiệt thòi vì bên cạnh mình không hề có một người ruột thịt nào đủ tin tưởng và đủ yêu thương để làm chỗ dựa tinh thần, kể cả trong những giây phút sinh tử.

Tôi giam hãm, trói buộc bản thân và tự tra tấn tâm hồn bằng những suy nghĩ cố chấp, hẹp hòi, bé mọn như thế và bị trầm cảm kéo dài ở cả hai lần sinh. Vì thế, tôi gần như tuyệt giao với tất cả mọi người và sống (hay tồn tại) một cách mờ nhạt, dật dờ với thái độ chán đời, hoài nghi và thù ghét mọi thứ...

...Cho đến cái khoảnh khắc kinh hoàng khi tôi phát hiện khối u ghê sợ trong cổ họng! Đó là khoảnh khắc kinh khủng nhất. Đêm đó là đêm dài nhất trong đời mà tôi từng trải qua. Mới 6 giờ sáng, tôi đã khăn gói chuẩn bị đi bệnh viện ung bướu thành phố để khám. 

Trong tâm trạng của kẻ mang án tử, tôi suy sụp hoàn toàn. Tôi sắp chết thật sao? Nghĩ đến hai con gái còn quá nhỏ, đứa út còn chưa dứt sữa, tim tôi thắt lại. Ngồi chờ đến lượt khám, tôi mong một phép mầu xảy đến với mình. 

Tôi ước chưa từng mang thứ kinh khủng đó trong người. Tôi ước tất cả chỉ là một cơn ác mộng, ước mình được sống thêm 10 năm nữa để chờ con lớn thêm chút nữa.

Người khám cho tôi là một bác sĩ rất trẻ. Ngay khi vị bác sĩ chẩn đoán rằng tôi chỉ bị viêm họng quá phát chứ chưa phải ung thư, tôi cảm thấy như mình vừa chết đi sống lại. Sau đó, tôi không dám đi khám lại vì e sợ bác sĩ trẻ kia... chẩn đoán nhầm. 

Đến giờ này, sau gần hai tháng kể từ lúc phát hiện khối u, tôi vẫn còn bị chứng viêm họng hành hạ mỗi ngày. Song sau đó tôi đã sống khác hoàn toàn. Tôi sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng được sống. Tôi không còn oán giận người thân, bỏ thói ganh tị đàn bà, ngừng ta thán, thôi hoài nghi và luôn quý trọng những gì mình đang có.

Tôi dắt con đi dạo mỗi ngày, hân hoan ngắm từng bông hoa dại nở, tận hưởng từng phút trôi qua... Quan trọng hơn, tôi đã chủ động làm lành với người thân, tha thứ cho bản thân và tất cả những ai từng làm mình tổn thương. 

Nhờ đó, những mối quan hệ được hàn gắn và tốt dần lên. Tôi cảm thấy cuộc đời của mình như được sang trang, đóng lại những trang u ám nhất và mở ra những năm tháng rực rỡ phía trước.

Bây giờ, mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều nhớ lại khoảnh khắc kinh hoàng khi phát hiện khối u trong cổ họng và tự nhủ: mình thật may mắn vì hôm nay còn được sống! Nhờ một khoảnh khắc đáng sợ trong đời, tôi đã học được cách tận hưởng cuộc sống và đón nhận mỗi ngày như một món quà vô cùng đặc biệt, vô cùng quý giá như thế đó!

Từ ngày 11 đến 14-6, cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi" đã nhận được bài dự thi của các tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh, Đào Thị Thu Hiền, Thu Trang, Bùi Thị Xuân Thu, Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Văn Nam, Cao Thị Hải, Nguyễn Thị Trà, Trần Mạnh Dũng, Đoàn Xuân Nhung (TP.HCM); Hà Chi, Nguyễn Khôi, Trịnh Ngọc Quý, Dương Thị Tuyết (Hà Nội); Lê Đại (Hải Dương); Lại Thị Ngọc Hạnh (Đắk Lắk); Bùi Thị Hồng (Bình Phước); Nguyễn Hoàng Phương Vy (Long An); Trần Hoàng Đang Thư (Cần Thơ); Thu Sương; Nguyễn Vũ Minh Thư.

Tuổi Trẻ tiếp tục chào đón bài dự thi của bạn đọc. Vui lòng gửi về báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM (ngoài bì thư ghi "Bài dự thi Khoảnh khắc thay đổi đời tôi) hoặc email khoanhkhaccuocdoi@tuoitre.com.vn. Trân trọng.

Tuổi Trẻ phát động cuộc thi:

"Khoảnh khắc thay đổi đời tôi”

* Thể lệ:

Bài viết bằng chữ tiếng Việt, có thể viết trên giấy hoặc gửi bài viết qua email.

* Độ dài tối đa: 1.500 chữ.

* Tiêu chí: câu chuyện có thật, độc đáo, có bài học sâu sắc, đậm tính nhân văn, rung động.

Những bài viết hay sẽ được chọn đăng trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (Tuổi Trẻ nhật báo, Tuổi Trẻ Cuối Tuần và Tuổi Trẻ Online - tuoitre.vn).

* Đối tượng dự thi:

Công dân Việt Nam và người nước ngoài (trừ phóng viên, cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ).

Mỗi tác giả gửi tối đa 2 bài.

* Giải thưởng:

Nhất: 30 triệu đồng.

Nhì: 20 triệu đồng.

Ba: 10 triệu đồng.

Và 3 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.

* Thời gian bắt đầu và kết thúc:

Bắt đầu nhận bài thi từ ngày phát động.

Kết thúc và trao thưởng vào tháng 12-2018.

Cuối mỗi bài viết vui lòng ghi rõ thông tin về tác giả: địa chỉ, số điện thoại và email liên hệ.

Bài thi gửi về: Báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam. Hoặc email: khoanhkhaccuocdoi@tuoitre.com.vn.

Ngoài bì thư hoặc tiêu đề bài dự thi gửi qua email vui lòng ghi: Bài dự thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi".

Khoảnh khắc thay đổi đời tôi: Những đồng tiền lẻ của mẹ Khoảnh khắc thay đổi đời tôi: Những đồng tiền lẻ của mẹ

TTO - Hình ảnh người phụ nữ đang chiên bánh tai yến nơi góc chợ làm tôi nhớ đến mẹ tôi và tuổi thơ nghèo khó của mình. Với đồng lương giáo viên ít ỏi, ba mẹ tôi phải cố gắng chống chọi với những khó khăn của cuộc sống thời bao cấp để nuôi anh em tôi.

Sống như ngày cuối cùng - Ảnh 6.
CÔ TRẦN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên