Người dân mưu sinh tại bãi rác ở ngoại ô thủ đô Nairobi - Ảnh: REUTERS |
Với mức án phạt mới, những người vi phạm có thể bị phạt tối đa 38.000 USD (hơn 800 triệu đồng VN) và đi tù bốn năm. Mức phạt tối thiểu cũng lên đến 19.000 USD (hơn 400 triệu đồng) hoặc một năm đi tù.
Luật này không áp dụng cho sản xuất bao nilông dùng trong công nghiệp.
Theo Sky News, Bộ trưởng Môi trường Kenya, bà Judy Wakhungu khẳng định lệnh cấm này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thường dân.
Luật này ra đời đã gặp phản đối quyết liệt từ Hiệp hội các nhà sản xuất bao nilông. Người phát ngôn của Hiệp hội cho biết lệnh cấm sẽ khiến 60.000 người mất việc và hơn 176 nhà máy đóng cửa. Ông này cũng khẳng định các bà bán rau ngoài chợ cũng bị ảnh hưởng vì không biết đựng rau cho khách hàng bằng cái gì.
Theo ABC News, đáp lại, bà Judy Wakhungu cho biết luật sẽ không khiến công nhân mất việc mà thậm chí việc sản xuất bao đựng bằng vật liệu thân thiện môi trường thậm chí sẽ tạo ra được nhiều việc làm hơn.
Đài ABC News cho biết tại thủ đô Nairobi, bao nilông sử dụng một lần bay khắp nơi và là nguyên nhân gây nghẹt cống. Số liệu từ Liên hiệp quốc cho biết chỉ riêng các siêu thị tại Kenya mỗi năm phát ra đến 100 triệu bao nilông dùng một lần.
Theo các nhà khoa học, chất liệu nhựa trong bao nilông chỉ phân hủy hoàn toàn sau 500 - 1.000 năm và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, gây chết cá, chim...
Hằng năm, có đến 8 triệu tấn chất thải nhựa đi ra đại dương, phần nhiều trong số này là bao nilông. Với mức thải này, Liên hiệp quốc dự đoán đến năm 2050, trong đại dương bao nilông sẽ nhiều hơn cá!
Hiện nay trên thế giới có hơn 40 quốc gia cấm bao nilông hoặc đánh thuế cao đối với loại mặt hàng này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận