Buôn lậu dầu trên biển, mỗi tháng trốn thuế 25 tỉ đồng Truy tố bốn bị can buôn lậu gần 300 tấn xăngCán bộ hải quan làm tờ khai, tiếp tay buôn lậu
Phóng to |
Xe tải tập kết đường Thái tại Tha O, Kirivong, Takeo (Campuchia). đường ngoại được thay vỏ bao rồi chuyển sang xe tải từ VN qua, để sau đó tuồn vào nội địa - Ảnh Đ.Vịnh |
Các nhân công đều do đầu nậu buôn đường lậu thuê đưa qua đây làm, tiền công vận chuyển từ bên kia biên giới qua tận nhà kho bên này biên giới khoảng 30.000 đồng/bao. Dù đường lậu được vận chuyển công khai dọc tuyến biên giới này, nhưng việc kiểm tra bắt giữ cũng khó xử lý do số hàng lậu này khi tuồn vào thị trường nội địa đã được hợp thức hóa.
Đường đi của đường lậu
"Vì đường ngoại đã đổi bao bì và doanh nghiệp thủ sẵn hóa đơn chứng minh hàng có nguồn gốc trong nước, nên dù biết rõ đấy là đường nhập lậu nhưng mình không thể làm gì được" ÔngNGUYỄN VĂN BIÊN (chi cục trưởng Hải quan Khánh Bình) |
Những ngày đầu tháng 5-2014, tại khu vực biên giới Tây Nam, bên kia biên giới Campuchia, hằng ngày từng đoàn xe tải siêu trọng, mỗi chiếc chở 600-900 bao đường Thái Lan theo quốc lộ 21 liên tục đổ về Chraythom (thuộc Kohthom, Kandal) đối diện cửa khẩu Khánh Bình, An Phú (An Giang). Sau khi xuống bến, từng bao đường Thái được nhân công thay bao bì bằng vỏ bao không nhãn mác hoặc vỏ bao đường nội rồi đưa lên băng chuyền chuyển xuống ghe. Phía VN, nhiều ghe neo đậu kín một quãng sông để nhận hàng. “Ghe cũng do chủ trong nước thuê qua nhận hàng. Hôm nào ăn hàng không kịp thì đường được đổi vỏ bao đưa vô kho chờ sẵn”, một nhân công tiết lộ.
Tại Kirivong, Takeo, xe tải chở đường Thái cũng xuôi quốc lộ 2 xuống đậu ở gần cửa khẩu Phnom Denk - đối diện cửa khẩu Tịnh Biên, trước khi hàng được sang qua các xe tải nhỏ hơn để chở đến điểm tập kết cạnh con mương ăn thông với kênh Vĩnh Tế. Tại đây, đường được thay vỏ bao rồi đưa xuống ghe chuyển vào Tịnh Biên. Một số xe tải khác chuyên tập kết hàng ở đoạn đường ven chân núi Tha O thuộc xã Tha O, Kirivong. Khi các xe tải trong nước qua đây vào buổi chiều, hàng trăm nhân công bốc vác thay đổi vỏ bao và chuyển đường từ xe ngoại sang xe nội. Theo cư dân sống dọc đường biên, tuy tuyến này mới mở nhưng hoạt động buôn lậu đường khá rầm rộ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi nhận hàng từ các điểm tập kết bên kia biên giới Campuchia, một số ghe quay về ngã ba sông biên giới, xuôi theo nhánh sông Bình Di để xuống tận Vĩnh Hội Đông, Đa Phước giao đường cho xe tải chở đi các nơi. Số ghe khác xuôi theo sông Hậu, qua Tân Châu (An Giang), sang sông Tiền tập kết hàng ở Hồng Ngự (Đồng Tháp). Tuy nhiên, phần lớn ghe chở đường lậu thường về neo đậu ở đoạn sông giữa xã Khánh An, huyện An Phú và xã Pek Charay, Kohthom, trước khi cặp vào các nhà kho nằm sát bờ phía Khánh An vào mỗi chiều tối.
Những bao đường từ dưới ghe được đưa thẳng lên các xe tải đậu sẵn trong kho bằng băng chuyền tự động. Sau khi “ăn” hàng xong, đoàn xe này đưa về các kho chứa ở An Phú và TP Châu Đốc. Hoạt động tập kết, chuyển đường ngoại lên kho chứa, lên xe tải cứ diễn ra ngang nhiên từ chiều đến rạng sáng hôm sau gần như công khai, dù nơi đây chỉ cách đồn biên phòng và Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình vài trăm mét.
Biết đường lậu nhưng không thể xử lý
Ông Nguyễn Văn Biên, chi cục trưởng Hải quan Khánh Bình, nhìn nhận một số nhà kho dọc bờ sông ở Khánh An vốn là nơi trung chuyển đường Thái vào nội địa, nhưng việc kiểm tra xử lý rất khó, từ đầu năm tới nay chưa hề bắt được vụ tập kết, vận chuyển đường lậu nào.
Trong khi đó, theo báo cáo của Ban chỉ đạo 127 tỉnh An Giang, từ đầu năm tới nay các lực lượng chống buôn lậu kiểm tra tạm giữ gần 20 xe tải chở đường cát, chủ yếu khi đang vận chuyển ở trong nội địa, với tổng số lượng chưa tới 400 tấn. Tuy nhiên, phần lớn số vụ này chưa thể xử lý.
Thượng tá Trần Duy Thụ, phó trưởng phòng chống tội phạm ma túy Bộ chỉ huy biên phòng An Giang, cho hay tại Vĩnh Gia ngày 21-4, lực lượng biên phòng bắt giữ một xe tải chở 150 bao đường ở vị trí sát đường biên, mấy ngày sau tài xế trình hóa đơn chứng minh lô hàng này của bà Vương Bích Thuận (huyện Tịnh Biên) mua từ Công ty TNHH Hoàng Lân (TP Châu Đốc) chuyển vào Vĩnh Gia bán cho ông Võ Văn Út. “Với hàng có hóa đơn thì chúng tôi không còn thẩm quyền điều tra xử lý”, ông Thụ nói.
Ông Huỳnh Ngọc Hồ, trưởng phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm Hải quan An Giang, cho biết cũng tại biên giới Vĩnh Gia khuya 4-5, đội kiểm tra liên ngành bắt giữ một xe tải đang chở 150 bao đường cát không rõ xuất xứ mà trinh sát đã xác định là nhập lậu. Tài xế xuất trình hóa đơn mua hàng trong nước, qua xác minh điều tra cũng chưa đủ căn cứ để xử lý hàng nhập lậu.
Trước đó, tại huyện An Phú và TP Châu Đốc, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an An Giang kiểm tra tạm giữ 13 xe tải vận chuyển hơn 185 tấn đường cát không hóa đơn. Tuy nhiên, ông Vi Ngươn Thạnh sau đó đến trình các hóa đơn mua hàng của một công ty có địa chỉ tại Sơn Tây (Hà Nội) với số lượng 243 tấn để chứng minh nguồn gốc của 125 tấn đường trên 11 xe tải là... chở cho mình.
“Số xe này vận chuyển đường trong nội địa, chủ hàng xuất trình hóa đơn, chứng từ, việc xác minh mất rất nhiều thời gian. Hiện chúng tôi đang tập trung điều tra làm rõ để xử lý nghiêm” - thượng tá Nguyễn Nhật Trường, trưởng PC46, cho biết.
Nhiều chiêu hợp thức hóa đường lậu Theo Hiệp hội Mía đường VN (VSSA), lượng đường lậu vào VN qua biên giới Campuchia lên đến 400.000 - 500.000 tấn mỗi năm, bằng 40-50% tổng lượng đường sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chống buôn lậu hầu như bó tay, lượng đường lậu bị bắt quá nhỏ nhoi so với lượng thực tế. Ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch VSSA, cho biết một trong những khó khăn trong việc ngăn chặn đường lậu là các đối tượng buôn lậu lập ra hàng loạt công ty khác nhau để lòng vòng hóa đơn khiến cơ quan chức năng rất khó tìm được đầu mối bán đường. Ví dụ, một hóa đơn mua của công ty trong nước nhưng xoay vòng cho nhiều đơn hàng khác nhau và được sử dụng trong 2-3 năm. Ngoài ra, sau khi cơ quan chức năng bắt đường lậu sẽ bán hóa giá, chính các đầu nậu này mua lại và lúc này họ có hóa đơn chứng từ rõ ràng, rồi dùng hóa đơn này để vận chuyển nhiều chuyến hàng khác nhau. Trong khi đó, một số địa phương như An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ cấp phép cho một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh đường dù không có vùng nguyên liệu, không có nhà máy chế biến đường. Các công ty này có quyền xuất hóa đơn chứng từ và đường lậu rất dễ lợi dụng các cơ sở này để hợp thức hóa. Ông Nguyễn Hải, tổng thư ký VSSA, cho rằng khi đường vào thị trường nội địa và hợp thức hóa nguồn gốc sẽ rất khó kiểm soát nên chỉ có cách ngăn chặn ngay từ biên giới. Đường lậu tập trung chủ yếu ở Châu Đốc (An Giang) và thông qua hệ thống phân phối của một số trùm đường lậu mà người dân tại đây ai cũng biết nhưng các cơ quan chống buôn lậu không biết! “Số lượng đường lậu qua khu vực này lên đến hàng ngàn tấn mỗi ngày. Bên bờ sông phía VN là những kho đường rất lớn. Các ghe đường lậu tập kết bên bờ sông phía Campuchia chuyển về VN mỗi ghe mấy chục tấn đường chứ có phải con kiến đâu mà không phát hiện?” - ông Hải thắc mắc. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận