19/06/2018 15:31 GMT+7

Đồ uống nóng và nguy cơ ung thư thực quản

Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Theo điều tra mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người uống đồ uống nóng, rất nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Đồ uống nóng và nguy cơ ung thư thực quản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: freehdw.com

Ung thư thực quản là loại ung thư xảy ra trong thực quản - một ống cơ trơn dài chạy từ cổ họng của bạn tới dạ dày. Thực quản giúp di chuyển thực phẩm được nuốt từ họng miệng đến dạ dày để thực hiện quá trình tiêu hóa.

Ung thư thực quản thường bắt đầu ở các tế bào nằm bên trong thực quản và có thể xảy ra bất cứ nơi nào dọc theo thực quản. Tỉ lệ mắc ung thư thực quản ở nam giới cao hơn ở phụ nữ.

Ung thư thực quản là nguyên nhân thứ sáu gây ra tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo các vị trí địa lý khác nhau. Ở một số vùng, tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao hơn có thể là do hút thuốc lá, uống rượu hoặc thói quen dinh dưỡng và béo phì.

Theo một cuộc điều tra mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người uống đồ uống nóng, rất nóng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Nghiên cứu của cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), đã phân loại đồ uống nóng là "chất có thể gây ung thư cho con người". Cụ thể, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu IARC xuất bản ngày 15 tháng 6 năm 2016 trên tạp chí The Lancet Oncology, uống rượu ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn 65 độ có thể gây ung thư thực quản.

Các loại đồ uống nóng ở Mỹ có xu hướng được phục vụ ở nhiệt độ từ 60-71 độ, theo lời của Adriana Salmon, nhà dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc đại học Texas. Tác giả này khuyên mọi người nên đợi cho đến khi cà phê hoặc trà nguội đi trước khi uống.

Bỏng thực quản

Theo báo cáo, cà phê, chè hoặc các loại đồ uống nóng khác ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn ngưỡng nhiệt độ dẫn đến bỏng thực quản (phụ thuộc vào từng người), tạo thành sự hao mòn thành thực quản và có thể dẫn đến ung thư. Những vết bỏng như vậy từ đồ uống nóng có thể làm hỏng các tế bào thực quản. Mối liên hệ giữa thức uống nóng và ung thư thực quản cũng tương tự như mối liên hệ giữa uống rượu và ung thư thực quản, loại ung thư phổ biến thứ tám trên toàn thế giới. Rượu có liên quan đến nguy cơ gia tăng ung thư do rượu gây tổn thương họng miệng hoặc các tế bào thực quản. "Cái gì đó quá nóng cũng có thể gây tổn thương". Giả thuyết hiện tại là chấn thương nhiệt của lớp tế bào lót thực quản có thể góp phần gây nên ung thư. Tuy nhiên ung thư xảy ra do chính yếu tố này hay còn kết hợp với các yếu tố khác vẫn còn chưa rõ ràng.

Đồ uống nóng dẫn đến ung thư như thế nào

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giả thuyết về cách ung thư có thể phát triển. "Chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các chất gây ung thư trong môi trường (các chất gây ô nhiễm, các chất gây ung thư trong thực phẩm, hút thuốc lá, khói thuốc gián tiếp, rượu) và bên trong cơ thể (oxidative stress radicals, ...), tất cả đều có thể góp phần làm tổn thương DNA trong cơ thể. Đôi khi, các tổn thương này kích thích các tế bào phân chia và phát triển, cùng những thay đổi khác xảy ra trong môi trường tế bào.

Khi các tế bào trong thực quản được tiếp xúc với đồ uống nóng đến rất nóng, nó có thể gây tổn thương tế bào và thúc đẩy mô mới được tái tạo, và có thể thúc đẩy sự gia tăng tế bào gây ảnh hưởng đến môi trường tế bào và trạng thái viêm của nó. Và nếu tình trạng này xảy ra giữa các tế bào có một số đột biến cho phép chúng phát triển nhanh hơn, khối u có thể phát triển".

Tiến sĩ Brant Oelschlager, một bác sĩ phẫu thuật thực quản của Đại học Washington, đã gợi ý một cơ chế tương tự liên quan đến việc tái tạo lại các tế bào niêm mạc thực quản khi người ta uống cà phê buổi sáng nóng hàng ngày: "Thực quản được lót bằng tế bào biểu mô vảy, cùng loại với da. Các vết bỏng nghiêm trọng cũng được biết là thỉnh thoảng hình thành ung thư da ở những vết sẹo. Và điều tương tự cũng có thể xảy ra ở đây khi thực quản thực sự bị đốt cháy nhiều lần dẫn đến thương tích và quá trình tái tạo lại lớp lót đôi khi nhân bản chính nó một cách không chính xác (trong chuỗi DNA) và tạo thành khối u".

Tại Việt Nam, trà nóng cũng là loại đồ uống truyền thống và được ưa thích, nhất là vào mùa đông. Người trẻ tuổi thì không thể thiếu một cốc cà phê nóng vào buổi sáng. Tuy nhiên, để bảo vệ thực quản của bạn, đừng uống đồ uống quá nóng, hãy đợi nó nguội đến nhiệt độ vừa đủ để đồ uống vẫn ngon mà không gây hại đến sức khoẻ.

Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên