05/02/2007 16:58 GMT+7

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải: "Tôi nghiêng về sự trầm tĩnh"

Theo H.Đ - Thể thao & Văn hóa
Theo H.Đ - Thể thao & Văn hóa

Trở lại với Nhà có ba chị em gái, sau năm năm kể từ bộ phim Của để dành, đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã tiếp tục khẳng định thế mạnh khai thác đề tài gia đình bên cạnh những bộ phim về sinh viên từng giúp anh nổi tiếng từ rất sớm như Xin hãy tin em, Phía trước là bầu trời… Nhà có ba chị em gái vừa đoạt HCV Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2007 và sẽ phát sóng vào 15g ngày 18-2 (mùng 2 Tết Đinh Hợi) trong chương trình Văn nghệ Chủ nhật.

ZdBogrfc.jpgPhóng to
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải
Trở lại với Nhà có ba chị em gái, sau năm năm kể từ bộ phim Của để dành, đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã tiếp tục khẳng định thế mạnh khai thác đề tài gia đình bên cạnh những bộ phim về sinh viên từng giúp anh nổi tiếng từ rất sớm như Xin hãy tin em, Phía trước là bầu trờiNhà có ba chị em gái vừa đoạt HCV Liên hoan Truyền hình toàn quốc 2007 và sẽ phát sóng vào 15g ngày 18-2 (mùng 2 Tết Đinh Hợi) trong chương trình Văn nghệ Chủ nhật.

* Điểm gì trong kịch bản sân khấu của nhà văn Nguyễn Thu Phương hấp dẫn anh?

- Vấn đề Phương đặt ra phù hợp với “tạng” của tôi. Kịch bản xoay quanh những mối quan hệ gia đình khi chúng ta bắt đầu nền kinh tế thị trường. Khi làm phim, chúng tôi gắn câu chuyện vào đời sống hiện nay, khi đất nước gia nhập WTO với nhiều kỳ vọng tăng trưởng về kinh tế kéo theo sự phát triển ở các lĩnh vực khác. Văn hóa trong gia đình, cụ thể là nề nếp và lối sống của mỗi thành viên, không tránh khỏi những va đập của môi trường xã hội. Một bữa cơm đầy đủ các thành viên trong gia đình cũng rất khó…

* Tú, Nhiên và Quỳnh là ba mẫu phụ nữ tiêu biểu trong xã hội hiện nay?

- Có lẽ họ là những mẫu người phổ biến ở thành thị. Tú nín nhịn, cam chịu, hy sinh và vun vén cho chồng. Nhiên nhẹ nhàng, thanh lịch và đầy khao khát, ước mơ. Quỳnh có học thức, hiểu biết xã hội, quan hệ rộng và làm việc cho một liên doanh nước ngoài. Mỗi người, trước hết xung đột với chính mình, giữa cái cũ và cái mới, giữa quá khứ và hiện tại, giữa bên trong và bên ngoài… Nhiên tập trung những mâu thuẫn này. Cô luôn mong mọi điều tốt đẹp nhưng nhiều việc không thể theo ý cô. Người chồng không thể quan tâm và chia sẻ với cô những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống vì anh luôn bận rộn với công việc…

* Đưa ra nhiều hình mẫu, nhiều mâu thuẫn nên khó giải quyết rốt ráo?

- Gói gọn nhiều nhân vật và nhiều mối quan hệ trong 90 phút phim nên chỉ có thể mở ra và khơi gợi vấn đề. Quan niệm về hạnh phúc đã đến lúc phải thay đổi trong một xã hội xuất hiện nhiều yếu tố mới, đặc biệt là yếu tố hội nhập. Nhân vật ông Cần và cô cháu “9X” góp phần làm rõ thông điệp của phim. Ông Cần sống chuẩn mực và quan niệm “Một điều nhịn là chín điều lành”. Cô cháu chấp nhận đổ vỡ để xây cái mới và đấu tranh cho cái mới. Một thế hệ “9X” phơi phới nhìn về tương lai và sẵn sàng đối mặt với tất cả những mối quan hệ, những thách thức của hiện tại… Bất kỳ ai, dù né tránh hay đương đầu cũng không tránh khỏi những tác động của thế giới đến đời sống trong nước. Tôi chỉ đặt dấu chấm lửng ở đó.

* Trở lại làm phim sau một thời gian dài “vật lộn” với Gặp nhau cuối tuần, anh “để dành” được những gì?

- Mỗi lần tôi làm phim đều có sự say mê. Nhưng bây giờ, tôi nghiêng về sự trầm tĩnh và muốn khám phá ẩn ức phía sau nét giản dị và đời thường trong số phận mỗi con người.

Theo H.Đ - Thể thao & Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên