Phóng to |
Ông Lê Hồng Sơn |
Xung quanh tình hình “tự xử” của những địa phương này qua kết quả gửi về bộ, ông Lê Hồng Sơn - cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) - cho biết:
- Theo chúng tôi được biết, một số địa phương đã hiểu nhầm 10-2 là thời hạn cuối cùng để gửi thông báo kết quả xử lý về Cục Kiểm tra VBQPPL, do vậy có những nơi gửi muộn và văn bản thông báo chưa tới cục chúng tôi. Dù văn bản chưa tới, nhưng chúng tôi tin chắc rằng các địa phương bị nêu tên sẽ xử lý các văn bản sai một cách nghiêm túc theo đúng yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ.
* Vậy còn 14 địa phương đã qua thời hạn cuối cùng vẫn chưa gửi thông báo về Bộ Tư pháp sẽ giải quyết ra sao?
- Lãnh đạo Bộ Tư pháp vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu 33 giám đốc sở tư pháp các tỉnh, thành phố chủ động nắm tình hình, đánh giá sơ bộ kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật của địa phương và báo cáo về Bộ Tư pháp.
Bộ sẽ căn cứ thông tin này để báo cáo lên Thủ tướng. Thời hạn cuối cùng để các giám đốc sở tư pháp báo cáo về bộ là trước ngày 22-2. Cũng phải lưu ý rằng 10-2 là hạn cuối cùng để các địa phương tự kiểm tra, xử lý VBQPPL trái luật, còn ngày 1-3 mới là thời điểm Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng về kết quả kiểm tra.
Đến ngày 10-2, có 19 địa phương đã gửi kết quả “tự xử” về Bộ Tư pháp là Bắc Cạn, Thanh Hóa, Hà Nội, Bình Dương, Bình Định, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cà Mau, An Giang, Cần Thơ, Ninh Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Giang, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thái Bình, Hà Tĩnh. Tổng số văn bản được xử lý là 30 (gồm ra quyết định thay thế, sửa một phần, hủy bỏ và bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản). Trong số trên, chưa có thông báo của TP.HCM. |
- Sẽ phải xem xét trách nhiệm theo qui định. Trước hết là trách nhiệm của người công chức khi thi hành công vụ, bảo đảm nguyên tắc thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của cơ quan nhà nước cấp trên.
Trong đó, xem xét anh công chức có hoàn thành nhiệm vụ hay không, xử lý kỷ luật gì không, nếu ở chức danh lãnh đạo cũng phải xem lý do gì khiến anh ra văn bản sai.
Trong trường hợp văn bản sai gây hậu quả cho dân, về nguyên tắc, những người này phải khắc phục hậu quả - đó là điều bình thường. Chỉ có điều đây là những quyết định về xử phạt vi phạm hành chính, dân không kiện và nay đã hết thời hiệu. Nếu dân khởi kiện trong thời hiệu, đương nhiên phải đưa những việc này ra Tòa án hành chính xét xử.
* Bộ Tư pháp có đề xuất gì để giảm thiểu những VBQPPL ban hành có nội dung trái luật?
- Muốn đề xuất được biện pháp, phải hiểu được các nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là trong nhận thức của những cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, người ta không hiểu được giới hạn của cơ quan mình đến đâu, không hiểu hết những nguyên tắc, thẩm quyền quản lý.
Thứ hai là vấn đề nhận thức. Thấy bức xúc và nhu cầu quản lý cần là người ta đưa ra qui định mà không cân nhắc việc cấp trên qui định việc đó thế nào, cho anh quyền đến đâu.
Còn có một thực tế nữa là một số văn bản cấp trên có khi bất cập. Cái gốc của vấn đề ở chỗ khi trung ương có thẩm quyền đưa ra các qui định về xử phạt vi phạm hành chính, cần phải nắm được thực tiễn xã hội cho đầy đủ để đưa ra những qui định phù hợp. Cần tránh tình trạng qui định của trên không đầy đủ, không thấy hết được những thực tế của dưới địa phương nên qui định đưa ra trở thành bất cập.
Ngoài ra, phải siết chặt kỷ luật hành chính, không thể để chính quyền địa phương tùy tiện ban hành những văn bản trái với qui định của văn bản trung ương. Nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, kỷ luật kỷ cương hành chính không cho phép như vậy.
Cứ hình dung mà xem: một người dân vi phạm pháp luật thì anh theo đến phạt, nhưng nếu một cơ quan có thẩm quyền, một người có thẩm quyền ra một quyết định trái pháp luật thì sao? Về bản chất, cái sai trong hai trường hợp không khác nhau nhiều lắm.
* Xin cảm ơn ông.
TP.HCM: bãi bỏ 142 văn bản TT(TP.HCM - UBND TP.HCM vừa quyết định bãi bỏ 42 văn bản về đất đai do UBND TP ký từ năm 1981-2004 (gồm 20 công văn, 17 quyết định và 5 chỉ thị) không còn phù hợp qui định pháp luật (Luật đất đai 2003 và nghị định 181/2004/NĐ-CP). Cùng ngày 8-2, UBND TP cũng quyết định bãi bỏ 100 văn bản (được ban hành từ năm 1981-2004) đã hết hiệu lực thi hành, trong đó cũng có 28 văn bản liên quan lĩnh vực đất đai. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận