Phóng to |
Theo ông Tiệm, việc thực hiện quay phim, chụp ảnh là quyền của người dân và đó là hoạt động thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của người dân đối với hoạt động của cơ quan công an. Do đó người dân sử dụng máy quay phim, chụp ảnh đối với công an không phải là sai phạm.
Tuy nhiên với sự việc cụ thể tại Bình Dương, do chưa được báo cáo nên ông Tiệm cho biết sẽ kiểm tra lại sự việc.
Chiều 3-12, ông Nguyễn Văn Quý, giám đốc Công ty TNHH XD-TM Minh Tân, cho hay: “Phía Công an xã Tân Đông Hiệp vẫn còn giữ xe máy và máy chụp hình của công ty”.
Trước đó, chiều 29-11, ông Quý cùng tài xế Nguyễn Duy Liệu (32 tuổi, Vĩnh Phúc) và anh Đỗ Tuấn Anh (30 tuổi, Ninh Bình) đến khu vực ngã ba Bình Thung (thuộc xã Tân Đông Hiệp) và có ghi hình cảnh công an giao thông đang làm việc. Ngay sau đó, ông và nhân viên bị nhiều công an mặc sắc phục đến trấn áp, thu máy quay.
Bản tường trình của anh Liệu với công ty viết: “Anh Quý đang quay phim cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thì bất ngờ có bốn cảnh sát giao thông giật máy quay. Tôi lấy máy hình ra chụp làm bằng chứng thì ba cảnh sát khác khống chế, khóa tay và giật máy hình. Lúc này có hơn mười cảnh sát và dân quân khống chế chúng tôi, đẩy lên xe...”.
Đến chiều 3-12, Công an xã Tân Đông Hiệp cho biết vẫn đang điều tra làm rõ mục đích quay phim của những người này.
Tuy nhiên, ba người này đã có thái độ không hợp tác. Công an sẽ tiến hành lập biên bản phạt hành chính nhóm người trên. Qua kiểm tra cho thấy trong xe máy của họ có một cây búa đẽo.
Văn bản vi phạm nêu rõ: “Tàng trữ, cất giấu trong phương tiện giao thông một cái búa đẽo nhằm mục đích cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ...”.
Hôm nay 4-12, Công an xã Tân Đông Hiệp hẹn làm việc với anh Đỗ Tuấn Anh để giải quyết vi phạm.
Luật không cấm, dân được làm Căn cứ pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000, nhiều tỉnh thành đã ra quyết định ban hành danh mục các địa điểm cấm quay phim, chụp ảnh trên địa bàn. Theo các quyết định đó, đơn vị chức năng thực hiện việc cắm biển “khu vực cấm”, “địa điểm cấm” theo mẫu biển quy định. Trước tiên, xét về địa điểm, nếu chỗ các cảnh sát giao thông đang làm việc không có biển cắm trên thì người dân được phép quay phim. Bởi lẽ công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Tuy nhiên, xét về đối tượng thì có nhiều điều cần bàn thêm, do những người bị quay phim đang thi hành công vụ nên không thể áp điều 31 Bộ luật dân sự quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh để không cho người dân quay phim. Nhưng trong trường hợp cụ thể này, phải thấy rằng việc quay phim của ba người dân trong bản tin đã đăng ngày 3-12 là không bình thường mà nhằm mục đích riêng tư. Nếu nói ngay người dân được phép quay phim để từ đó nhân rộng ra thì e sẽ có nhiều bất ổn phát sinh. Về nguyên tắc, công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Theo đó, khi muốn lấy máy để không cho dân quay phim, công an phải lập biên bản nêu lý do để dân có cơ sở thực hiện quyền khiếu nại của mình. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận