01/04/2010 09:44 GMT+7

Tưng bừng lễ hội nghề cá ở Lý Sơn

TRÀ MINH - PHẠM XUÂN - LÂM HOÀI
TRÀ MINH - PHẠM XUÂN - LÂM HOÀI

TT - Ngày 31-3 tại huyện đảo Lý Sơn (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) - quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa - đã diễn ra lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng (31-3-1975 - 31-3-2010) và ngày hội nghề cá 1-4.

Tưng bừng lễ hội nghề cá ở Lý Sơn

rmWoOFth.jpgPhóng to
Đội tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn - Ảnh: TRÀ MINH

Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Xuân Huyện - chủ tịch UBND huyện Lý Sơn - cho biết sau 35 năm được giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lý Sơn đã đạt được thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt 15-16%. Riêng trong năm 2009, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt trên 354 tỉ đồng, thu ngân sách gần 2,5 tỉ đồng, tăng gấp 7 lần so với năm 1993. Toàn huyện có trên 400 tàu thuyền, hằng năm đánh bắt đạt sản lượng hải sản trên 25.000 tấn.

Có mặt tại lễ hội đua thuyền kỷ niệm 35 năm giải phóng và ngày hội nghề cá, ngư dân Phạm Ngọc Minh (xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) bày tỏ nguyện vọng được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn để tiếp tục đầu tư đóng mới, nâng cấp phương tiện ra khơi xa đánh bắt.

Anh Minh còn nói Nhà nước cũng cần hỗ trợ các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại cho ngư dân, có như vậy sẽ dễ xác định được tọa độ, địa điểm để ứng cứu khi xảy ra sự cố, đồng thời tạo điều kiện để ngư dân yên tâm hơn khi ra khơi.

Còn anh Lê Quá (một chủ tàu cá) nói những năm qua ngư dân Lý Sơn đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thường bị phía Trung Quốc bắt giữ hết sức vô lý. “Mỗi lần bị bắt là các ngư dân thường rơi vào cảnh tán gia bại sản. Dù vậy, ngư dân trong huyện hay ngư dân Quảng Ngãi nói chung không vì thế mà không tiếp tục ra khơi, không có lý do gì mà vùng biển của ta mà ta lại không đánh bắt” - anh Quá tâm sự.

Anh Quá cũng mong muốn Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngư dân, đặc biệt là những ngư dân đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Việc hỗ trợ ngư dân ra khơi xa cũng là một cách để khẳng định chủ quyền của chúng ta.

Theo chủ tịch huyện đảo Lý Sơn Võ Xuân Huyện, ở huyện này thủy sản được xác định là ngành kinh tế chủ lực. Với ngư dân trên huyện đảo Lý Sơn, ngư trường chính từ lâu vẫn là ngư trường Hoàng Sa.

Đây không chỉ là ngư trường quen thuộc mà còn là nơi nhiều thế hệ cha ông đã khẳng định chủ quyền.

* Từ ngày 24-4 đến 27-4-2010 Festival thủy sản Việt Nam lần thứ nhất sẽ diễn ra tại TP Cần Thơ, chương trình do UBND TP Cần Thơ phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ VH-TT&DL, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tổ chức. Thông tin này được ban tổ chức đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu festival diễn ra hôm qua 31-3.

Ông Tô Minh Giới - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ, trưởng ban tổ chức festival - cho biết sẽ có 500 gian hàng trưng bày dành cho các doanh nghiệp trong nước tham gia festival.

Ngoài ra tại festival sẽ diễn ra hàng loạt hội thảo về thực trạng nuôi trồng thủy sản Việt Nam, quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, định hướng phát triển đánh bắt thủy hải sản xa bờ...; tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu ngành thủy sản Việt Nam 2009 và hàng chục hoạt động bên lề có ý nghĩa kinh tế - văn hóa sâu sắc như: hội thi tôm sú, cá ba sa lớn nhất, Guinness ẩm thực thủy sản, hội hóa trang thủy sản...

Ban tổ chức cho biết một số đơn vị đối tác nước ngoài sẽ tham gia tại festival.

_______________________

Hội Nghề cá VN đã có cuộc họp với Tổng cục Thủy sản bàn về việc tổ chức một số hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống nghề cá VN. Trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng việc tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm Ngày truyền thống nghề cá là rất thiết thực.

Hoạt động thứ nhất chúng tôi sẽ làm là nâng cao vai trò của Hội Nghề cá VN trong việc bảo vệ ngư dân. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ thường xuyên nắm bắt kịp thời những thông tin ngư dân bị xâm phạm quyền lợi để phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ ngư dân.

Thứ hai, Ngày truyền thống nghề cá cũng là Ngày bắt đầu vụ cá nam - vụ chiếm tới 70% sản lượng cá trong năm - nên chúng tôi phối hợp tổ chức cho ngư dân ra khơi ở nhiều địa phương.

Trong số những hoạt động trên, tôi cho rằng hoạt động rất quan trọng hiện nay là bảo vệ ngư dân.

Đánh bắt trên biển bây giờ rất khó khăn do thiên tai, địch họa và là hoạt động tách rời với bờ nên chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân về các luật lệ, quy định liên quan đến biển; đồng thời phải tổ chức cho ngư dân khai thác theo đội hình, khai thác có tổ chức, có thông tin liên lạc để chính các ngư dân có thể bảo vệ, giúp đỡ nhau và thông báo cho cơ quan chức năng khi bị xâm phạm quyền lợi.

Những hoạt động này chúng tôi đang từng bước triển khai và đã có hiệu quả nhất định.

TRÀ MINH - PHẠM XUÂN - LÂM HOÀI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên