05/11/2018 16:53 GMT+7

Cam, quýt hồng Lai Vung 'rủ nhau' chết xanh

NGỌC TÀI
NGỌC TÀI

TTO - Hàng trăm hecta quýt hồng, quýt đường, cam xoàn ở thủ phủ quýt Lai Vung (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) lũ lượt “rủ nhau” chết.

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 1.

Nông dân đốn bỏ quýt khi mọi nỗ lực cứu chữa đều không mang lại hiệu quả - Ảnh: NGỌC TÀI

Vừa đốn trụi gần 2 công quýt đường 5 năm tuổi, chị Đặng Ngọc Hiếu (xã Tân Thành) cho biết: "Cây bệnh mấy tháng rồi mà ráng đeo chăm sóc với hi vọng cứu được. Mà càng cứu thì thấy lỗ nặng. Thà đốn trồng cái khác biết đâu còn có ăn".

Nguyên nhân ban đầu của bệnh chết xanh trên các cây trồng nói trên được xác định là do nhà vườn bón dư đạm, làm rễ non, yếu, giảm sức chống chịu. 

Ngoài ra, trong điều kiện PH thấp - môi trường lý tưởng cho các loại sinh vật có hại tấn công mạnh làm chết cây.

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 2.

Đốn bỏ 2 công quýt đường 5 năm tuổi, chị Đặng Ngọc Hiếu vớt vát được vài chục ký quýt non. Số quýt này bỏ múi, lột lấy vỏ phơi khô bán cho thương lái - Ảnh: NGỌC TÀI

Ông Huỳnh Văn Tồn, phó Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung, cho biết độ PH thấp là điều kiện cần để các sinh vật có hại trong đất sinh sôi, cộng thêm nhà vườn bón thừa phân đạm làm bộ rễ non, yếu sẽ trở thành "bữa tiệc thịnh soạn" của nhện rễ, các nấm gây hại như: Phytophthora, Fusarium.

Trường hợp cây "nhỏ tuổi", nhà vườn nôn nóng bón thúc dẫn đến cây bị "bội thực" đạm (ngộ độc rễ) trước khi bệnh tấn công.

"Trước mắt chúng tôi khuyến cáo bà con bón vôi để cải thiện PH. Bón phân cân đối nhất là đạm để giúp cây ổn định sinh trưởng. Giải pháp lâu dài sẽ xây dựng vườn quýt kiểu mẫu, áp dụng quy trình canh tác chuẩn để nhà vườn tham quan, học hỏi kinh nghiệm", ông Tồn cho biết.

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 3.

Ông Trịnh Kỳ Nam gắng gượng giữ lại vườn quýt đang bị bệnh tấn công. Thế nhưng cây bị bệnh sẽ cho trái bị sượng, đỏ đít, thương lái cũng không mua - Ảnh: NGỌC TÀI

Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung cho biết theo thống kê chưa đầy đủ, đã có khoảng 260ha quýt và cam của huyện này chết gây thiệt hại rất lớn cho nhà vườn.

Bệnh được gọi nôm na là bệnh chết xanh, đã bùng phát vào năm 2017 đến nay vẫn chưa dừng lại.

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 4.

Nông dân quyết định đốn trụi cả vườn để cắt lỗ - Ảnh: NGỌC TÀI

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 5.

Bệnh chết xanh bùng phát từ năm 2017 đến nay vẫn chưa dừng lại - Ảnh: NGỌC TÀI

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 6.

Cây bệnh đang mang trái rất nhiều cũng phải đốn bỏ - Ảnh: NGỌC TÀI

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 7.

Một số nhà vườn vớt vát quýt rụng, bỏ múi, lấy vỏ phơi khô bán - Ảnh: NGỌC TÀI

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 8.

Ông Trịnh Công Đảo, xã Tân Phước, huyện Lai Vung, đốn từ từ vườn quýt khi chúng phát bệnh - Ảnh: NGỌC TÀI

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 9.

Quýt bệnh, bà Trần Thị Huệ quyết định trồng lại nhưng chẳng bao lâu chúng tiếp tục chết - Ảnh: NGỌC TÀI

Cam, quýt hồng Lai Vung rủ nhau chết xanh - Ảnh 10.

Bà Trần Thị Huệ luôn trữ sẵn cây giống ở nhà, hễ cây nào chết thì thay bằng cây mới - Ảnh: NGỌC TÀI

Sài Gòn 30 tết, heo mảnh chỉ còn 15.000đ/kg, quýt tiều 25.000đ/kg Sài Gòn 30 tết, heo mảnh chỉ còn 15.000đ/kg, quýt tiều 25.000đ/kg

TTO - Sáng 15-2 (30 tết), hầu hết nguồn hàng về chợ đầu mối TP.HCM giảm mạnh, có nơi chỉ còn 1/5 so với ngày trước đó. Giá hầu hết giảm, thịt heo mảnh chỉ còn 15.000-17.000 đồng/kg.

NGỌC TÀI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: quýt chết Lai Vung