12/12/2018 14:38 GMT+7

Bộ Công thương: Grab mua lại Uber có dấu hiệu phạm luật cạnh tranh

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Theo kết quả điều tra của Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), vụ việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm hành vi tập trung kinh tế, song doanh nghiệp này không thông báo đến cơ quan quản lý.

Bộ Công thương: Grab mua lại Uber có dấu hiệu phạm luật cạnh tranh - Ảnh 1.

Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm tập trung kinh tế - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã kết thúc quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.

Cơ quan này cho biết căn cứ kết quả xác minh các tình tiết, chứng cứ của vụ việc trong quá trình điều tra, cục đã xác định vụ việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm, bao gồm: hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại điều 20 Luật cạnh tranh; và hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại điều 18 Luật cạnh tranh.

Hiện nay, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã hoàn tất việc chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Cơ quan cạnh tranh khẳng định việc xử lý vụ việc cạnh tranh được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật cạnh tranh. Theo đó, sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, chủ tịch Hội đồng cạnh tranh sẽ quyết định thành lập hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể sẽ ra một trong các quyết định, gồm: trả hồ sơ để điều tra bổ sung (trong 60 ngày); đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh; hoặc mở phiên điều trần để ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trước đó ngày 18-5, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã ban hành quyết định 46/QĐ-CT về việc điều tra chính thức vụ việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam.

Thời hạn điều tra chính thức của vụ việc này là 180 ngày. Theo kết quả điều tra sơ bộ, việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%, có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế quy định tại mục 3, chương II Luật cạnh tranh 2004.

17 hãng taxi liên minh cạnh tranh với Grab 17 hãng taxi liên minh cạnh tranh với Grab

TTO - Ngày 10-12, Liên minh taxi Việt ra mắt với sự tham gia của 17 hãng taxi, dùng chung ứng dụng gọi xe EMDDI, được kỳ vọng tăng tính cạnh tranh với những ông lớn như Grab.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên