27/11/2003 09:01 GMT+7

Và em ráp chữ...

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TT - Tú Trinh làm thơ từ thời còn học phổ thông. Bạn bè trên dưới vài thế hệ ở Trường THPT Năng khiếu TP.HCM vẫn nhớ cô bạn học lớp chuyên văn, người nhỏ nhắn mà thơ thì “lợi hại” vô cùng. Năm lớp 12 Trinh viết những câu về phố, rất lạ, lạ hơn nhiều cặp mắt đang yêu khác:

cAa7AVCr.jpgPhóng to
Tú Trinh
TT - Tú Trinh làm thơ từ thời còn học phổ thông. Bạn bè trên dưới vài thế hệ ở Trường THPT Năng khiếu TP.HCM vẫn nhớ cô bạn học lớp chuyên văn, người nhỏ nhắn mà thơ thì “lợi hại” vô cùng. Năm lớp 12 Trinh viết những câu về phố, rất lạ, lạ hơn nhiều cặp mắt đang yêu khác:

Em bỗng nghe bàn chân nhớ phốSài Gòn ngoằn ngoèo, nỗi nhớ cong congMiền Trung xa quanh bốn bề sóng vỗAnh có nghe gió gửi lời mong?

Và điều đặc biệt là Trinh không làm thơ lục bát. “Em không chịu được sự kìm hãm của niêm luật, em thấy mình không có khả năng làm lục bát”. Mà quả thật, từ lúc biết làm thơ cho đến khi gia nhập Vòm Me Xanh với cái tên Me Hạc, kể cả đến bây giờ, khi đã viết cho Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ, đã “ăn nhuận bút vòng vòng các báo” rồi, quĩ thơ lục bát của Tú Trinh đến trước khi có cuộc thi “Lục bát và đất nước” chỉ vỏn vẹn hai bài. “Một bài em viết về Chí Phèo, một bài em viết về Kiều. Cả hai bài lục bát trước đó chỉ như những bài tập hồi em học phổ thông thôi” - Tú Trinh bộc bạch.

Thế mà Trinh đến với cuộc thi này bắt đầu từ “một sự ganh tị”, Trinh bảo thế. “Người ta dự thi lục bát được, tại sao mình không tham gia?”. Và Trinh gửi bài, vào gần cuối hạn dự thi. Khi chùm thơ ba bài của Trinh vào đến chung khảo, ban giám khảo nhận ra đây là những bài thơ mang tứ lạ.

Nhà thơ Nguyễn Thái Dương cho rằng “thơ của Trinh có nhiều ý tứ mới, bài nào cũng có tứ lạ và hay. Đó là cơ sở để ban giám khảo cân phân với các bài của đối thủ nặng ký Nguyễn Linh ở Hà Nội”.

Mà quả thật, thơ Trinh lạ lắm. Câu lục bát như nhấn vào quê hương một cái nhìn đau đáu:

Người đi chân đất mỏi mònđầu làng nhớ đỏ gạo son thì vềnắng mưa gió cát là quêcánh diều chưa mất lời thề sợi dây.

Cảm nhận về quê như thế, ít ai ngờ xuất phát từ tâm hồn của một cô bé sinh ra và lớn lên giữa thị thành. Và lạ, còn phải kể đến những tứ thơ:

Người ngang dọcmùa đi vòngTìm về chim ngói cánh đồng reo ca...

Hay bạo liệt bất ngờ:

Người che mưa ướt cong micho ta trú dưới nhu mì của em

Và, một chút ngọt ngào với phố:

Sài Gòn mưa ướt trời đêmtiếng dương cầm chảy ướt mềm vòng xe.

Lại hồn nhiên, trong trẻo:

Đôi khi đại lộ thênh thangmình đi cứ ngỡ hai hàng cây đi...

Bây giờ Trinh vẫn đi học, vừa viết cho mấy tờ báo Mực Tím, Khăn Quàng Đỏ, Nhi Đồng, thảng hoặc gửi bài đăng tạp chí Văn, kể cả tuần báo Giác Ngộ. “Em tự lo học phí cho mình bằng những món tiền còm gom góp từ trang viết như thế, có thú vị không?”. Trinh cười hồn nhiên, nhưng có lẽ chính sự vất vả và cả những nỗi đau khó có người chia sẻ kia cũng góp một phần vào chất sáng tác của Trinh.

Trinh thuận tay viết cả truyện ngắn. “Có lẽ em sẽ sống với những trang viết này một thời gian, và đời người cũng chỉ là thời gian thôi, có phải không?”. Nhưng Trinh vội vã nói thêm: “Ồ, em nói nghe to tát thế, nhưng thật ra với thơ em chỉ làm động tác ráp chữ thôi, may quá nó là thơ” - Trinh nhoẻn miệng cười.

Tự nhiên thấy tin vào thơ. Ừ có khối người hăm hở lao vào làm thơ, kêu gọi nhau làm thơ nhưng hóa ra là anh đang ráp chữ. Cũng có người bắt tay vào là nghĩ mình đang ráp chữ, cuối cùng lại hóa ra thơ. Sáng tác là thế, ảo tưởng ư?

Tin bài liên quan: Kết quả cuộc thi Thơ Bút Mới lần 5 "Đất nước và lục bát"

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên