Phóng to |
* Thưa ông, liệu có còn tình trạng “nói vậy mà không phải vậy”?
- Sự thay đổi không chỉ cần thiết mà còn bắt buộc cho tình hình lúc này. Sân khấu thử nghiệm cho phép các vở diễn đưa ra những cái mới mà không sợ bị bắt bẻ về nội dung, chấp nhận cả những vở sai về tư tưởng.
Còn nhớ ở Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế lần 1, nguyên thứ trưởng Trần Chiến Thắng đã nói: “Thử nghiệm có quyền sai, có thế thì người ta mới dám thử, mới dám nói thật”. Thực tế cho thấy có những vở ở liên hoan lần 1 người xem không thích lắm, báo chí cũng chê nhiều (đơn cử trường hợp vở Ráng chiều của NSƯT Vũ Minh).
Nhưng điều đó không quan trọng bằng việc người làm nghề muốn tìm tòi một điều gì mới. Có thể tìm chưa tới, nhưng bù lại cũng có người bảo: “Được đấy chứ”. Giống như ông thầy thuốc chữa bệnh, để đi đến một phát minh phải có những cuộc thí nghiệm trên loài vật và trên cơ thể con người.
Cũng có khi thất bại, nhưng vấn đề là phải thí nghiệm. Sân khấu cũng vậy, có thể nghiệm thì mới đi đến những phút thăng hoa. Nếu không biết cổ động cho những nhân tố mới, nếu những mầm non vừa mới nhú lên đã bị vùi dập thì tài năng sẽ chết yểu. Ngược lại, nếu đấy là mầm xấu, mầm độc hại thì phải qua thử nghiệm mới biết xấu như thế nào.
Phóng to |
Vở Là ai đang gây sự chú ý sau đêm phúc khảo 24-8 (Công Ninh và Bảo Quyên đóng) |
- Vở Là ai của sân khấu Thế giới trẻ, Trường cao đẳng Nghệ thuật sân khấu TP.HCM là một trong những vở thể nghiệm tốt. Vấn đề đặt ra anh là người như thế nào chứ không phải là ai. Mối quan hệ giữa anh công an và cô gái giang hồ khá phức tạp, nhưng họ biết người kia là người thế nào.
Họ day dứt vì đã từng là ai đó trong đời, và anh công an không muốn bắt về đồn cô sinh viên dù nhuốm bùn nhưng tâm hồn vẫn còn trong sáng. Họ yêu nhau song trên thực tế không lấy được nhau vì những quan niệm hạn chế của thời cuộc.
Thế nhưng vượt lên tất cả vẫn là câu hỏi: Muốn sống thật thì nên như thế nào? Cũng có thể khán giả hiểu cái kết theo nhiều phương án mở. Khi không còn sự áp đặt, sân khấu thử nghiệm là bước tiệm tiến để phát triển.
* Xin cảm ơn ông.
Các nước được mời tham dự là Úc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Na Uy, Trung Quốc và Pháp (diễn chung với Nhà hát Tuồng VN vở Vòng cát). Ngoài ra còn có 10 đoàn khác yêu cầu được tham gia nhưng ban tổ chức vẫn đang cân nhắc về mặt tiêu chí thể nghiệm nghệ thuật của từng vở diễn. Bốn đoàn VN tham gia liên hoan gồm: Nhà hát múa rối T.Ư với vở Ao quê (biểu diễn sắp đặt, phần âm nhạc có cả hát sắc bùa, đồng dao...), Nhà hát Tuổi Trẻ có kịch hình thể 100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử, sân khấu Thế giới trẻ (Trường cao đẳng Nghệ thuật sân khấu TP.HCM) có vở Là ai và Nhà hát Kịch TP.HCM vở Huyền thoại cuộc sống. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận