TT - Hội thảo điện ảnh Đông Nam Á thường niên đang diễn ra tại TP.HCM từ ngày 1 đến 4-7. Bên lề hội thảo, một trong những người tổ chức - PGS.TS Mariam Lam (Thục Uyên) của Trường đại học Riverside (Mỹ) - trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ:
Phóng to |
PGS.TS Mariam Lam - Ảnh: nhân vật cung cấp |
- Đây là lần thứ 6 Hội thảo điện ảnh Đông Nam Á thường niên được tổ chức kể từ năm 2004 đến nay (theo chu kỳ cố gắng 12-18 tháng/lần). Lần đầu ở Singapore (2004) rồi lần lượt là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và năm nay ở VN.
Tiếc là chúng tôi đã không thể nhờ thêm nhiều người Việt giúp công tác tổ chức nên phải thông qua Paolo Bertolin (người tuyển phim vùng Đông Nam Á của Liên hoan phim Venice) để tiếp xúc với các nghệ sĩ cũng như các nhà nghiên cứu điện ảnh ở Hà Nội. Còn tôi phụ trách phía Nam. Trong phạm vi hội thảo, được sự giới thiệu của Paolo, chúng tôi chiếu hai phim ngắn của Phan Đăng Di là Khi tôi 20 và Sen.
* Hi vọng của chị khi mang hội thảo này về VN là gì?
- Thật ra các kỳ hội thảo chúng tôi đều nhắm đến việc hỗ trợ và phát triển điện ảnh ở các nước Đông Nam Á chứ không chỉ riêng VN. Mấy năm trước các bạn đã hỏi nhiều về VN và yêu cầu tổ chức ở VN vì nhận thấy ở nước mình điện ảnh đang khởi sắc. Nhưng cũng không dễ dàng vì tôi ở xa quá nên đến bây giờ mới thực hiện được ước nguyện này. Chúng tôi đã hình thành mạng lưới những giáo sư chuyên về phê bình điện ảnh, các đạo diễn, các nhà sản xuất phim, các nhà báo viết về điện ảnh... khu vực Đông Nam Á để giúp cho hoạt động điện ảnh, nhất là việc giáo dục về điện ảnh trong khu vực.
Nhưng chúng tôi cũng không muốn hội thảo chỉ mang tính học thuật, vì vậy năm nào cũng có những buổi nói chuyện của giới sản xuất phim và giới đạo diễn, bằng cách đó giúp họ quen nhau, hiểu và có liên kết với nhau. Từ đó các hội thảo càng có ý nghĩa thực tiễn, sẽ giúp được sự phát triển điện ảnh ở các nước Đông Nam Á. Sau mỗi hội thảo, chúng tôi đều cố gắng lựa chọn những bài tham luận tốt in thành sách hoặc gửi đến các tạp chí để giúp nhiều người hơn nữa trên thế giới nhận dạng điện ảnh Đông Nam Á cả về những nguyên do lịch sử cũng như phong cách nghệ thuật chuyên biệt của nền điện ảnh này.
* Những người tham dự hội thảo có cái nhìn ra sao về điện ảnh VN, thưa chị?
- Hôm đầu tiên của hội thảo, chị Như Khuê đến từ HK Film đã nói rất hay về điện ảnh Việt, kinh nghiệm của chị chia sẻ rất hấp dẫn. Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn mang đến mô hình giảng dạy điện ảnh của họ dưới sự tài trợ của Quỹ Ford, hay các bạn trẻ của Yxine Film Fest chia sẻ kinh nghiệm của mình về cách làm tiệc phim ngắn trực tuyến. Bạn bè quốc tế đang tò mò và nôn nóng lắm để hiểu biết thêm về điện ảnh VN.
Họ có hỏi tôi là đi đâu để mua phim Việt đây? Rồi họ cũng mua được một số phim Việt do Phương Nam phát hành nhưng đa số các phim không có phụ đề và là phim cũ. Trong khi các bạn nói phải có phụ đề họ mới hiểu cũng như dùng để giảng dạy cho sinh viên về điện ảnh VN.
* Những vấn đề mà điện ảnh Việt chưa vượt qua được là gì, trong cái nhìn từ những tham luận của hội thảo?
- Đầu tiên phải nói đến vấn đề về đầu tư, bỏ vốn ra làm một phim thì cả năm chiếu cũng không thu hồi được. Người Việt thích và có thói quen xem phim trên truyền hình hơn là đến rạp. Về kỹ thuật, máy móc ở VN không thiếu nhưng quá đắt nên phim thường được mang ra nước ngoài làm hậu kỳ. Cũng chưa có hiệp hội nghề nghiệp riêng cho diễn viên cũng như Luật điện ảnh cần được bổ sung để công việc làm phim chuyên nghiệp hơn.
Tôi lắng nghe và tôi buồn Điều tôi biết và lắng nghe được làm tôi buồn, vì ở một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Thái Lan, điện ảnh của họ đã phát triển đến mức nó giống như là không khí để hít thở hằng ngày. Số lượng phim làm nhiều, nội dung phim rộng và sâu. Một số nghiên cứu đã được công bố ở hội thảo cho thấy phim làm về lịch sử của Philippines rất đáng chú ý. Các vấn đề mà hội thảo đưa ra rất đa dạng, có lịch sử về điện ảnh, lịch sử về các phương tiện phát hành điện ảnh, lịch sử các hãng phim châu Á, điện ảnh và vấn đề di dân... Có thể nói hội thảo đã cho những người tham dự một cái nhìn khá toàn diện về điện ảnh Đông Nam Á, cả lý thuyết và thực tiễn. Chúng tôi đã tự bỏ tiền ra để đến dự hội thảo, đây là cơ hội cần tận dụng mà tôi thấy tiếc khi không thấy các nhà nghiên cứu điện ảnh VN cũng như nhiều hơn nữa những nhà làm phim VN có mặt. Họ không quan tâm hay họ cho rằng hoạt động này không có ích đối với họ? Đối với tôi đó là điều đáng tiếc... Nhà nghiên cứu văn học - tiến sĩ Phạm Xuân Thạch |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận