Lòng bao dung và tình yêu hòa bình
![]() |
Đông đảo học sinh, nhân dân xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) tham gia đóng vai quần chúng trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai cho phim Những bức thư từ Sơn Mỹ - Ảnh: Minh Thu |
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, những nạn nhân sống sót trong vụ thảm sát Mỹ Lai, du khách nước ngoài cùng hàng trăm người dân, học sinh Sơn Mỹ đã tham gia dự buổi lễ tưởng niệm “đặc biệt” này.
Sau 42 năm xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng ở vùng quê Sơn Mỹ (Mỹ Lai), tháng 8-2009 vừa qua tại Mỹ, ông William Calley - viên trung úy từng chỉ huy vụ thảm sát 504 thường dân vô tội ở Sơn Mỹ - đã công khai lên tiếng xin lỗi: "Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận vì những gì đã xảy ra tại Mỹ Lai...".
Bộ phim truyện Những bức thư từ Sơn Mỹ, nhân vật chính được đổi tên là Peter Cage, dựa theo câu chuyện của William Calley trong vụ thảm sát Mỹ Lai.
Cage quyết định trở lại Việt Nam sau 42 năm lương tâm dằn vặt và thú tội với đồng bào Sơn Mỹ. Chuyến đi này, Cage có cơ hội khám phá chính mình và khám phá tâm hồn người Việt Nam. Trở lại vùng quê đau thương Sơn Mỹ, Cage ở nhà nhân vật Hạnh (diễn viên Giáng My đóng), hằng đêm Cage gửi thư về cho vợ là Mary ở Mỹ kể về những đổi thay đất nước Việt Nam, sức sống mãnh liệt của người dân Sơn Mỹ hôm nay.
![]() |
Ông Saub Gérard, nhân vật chính trong phim đã được đổi tên là Peter Cage, dựa theo câu chuyện của William Calley trong vụ thảm sát Mỹ Lai (trái), đang trò chuyện với diễn viên Giáng My (vai nhân vật Hạnh- nạn nhân sống sót vụ thảm sát Mỹ Lai) trước tượng đài Sơn Mỹ - Ảnh: Minh Thu |
Buổi lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai diễn ra đúng với lễ tưởng niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 16-3 tại làng quê Sơn Mỹ. Phút mặc niệm, dâng hoa, quả và dâng hương tưởng niệm 504 linh hồn vô tội trong vụ thảm sát. Lễ tưởng niệm có nhiều chi tiết xúc động như: Một cụ già Nhật sống sót từ thảm họa ném bom nguyên tử ở Hiroshima đến dự lễ, cùng nhân dân Sơn Mỹ kết án chiến tranh, cựu binh Hoa Kỳ mang 504 hoa hồng đến dự lễ tưởng niệm.
![]() |
Ông Saub Gérard (vai Peter Cage) cùng bà Melissa Ilene Wolslegel - giáo sư người Anh hiện sống ở TP.HCM (vai Mary vợ Peter Cage) hạnh phúc, xúc động trong niềm vui được nhân dân Sơn Mỹ tha thứ- Ảnh: Minh Thu |
Đặc biệt nhất trong buổi lễ tưởng niệm vụ thảm sát Mỹ Lai ở đoạn kết bộ phim Những bức thư từ Sơn Mỹ, nhân vật chính trong phim là Cage thu hết can đảm, thú nhận ông chính là một trong ba sĩ quan từng chỉ huy cuộc hành quân ác liệt thảm sát vụ Mỹ Lai vào buổi sáng 16-3-1968 và ông cúi đầu nói lời tạ lỗi, cầu mong nhân dân Sơn Mỹ tha thứ.
“Thay mặt các nạn nhân sống sót sau vụ thảm sát Mỹ Lai, tôi chấp nhận lời xin lỗi của ông Peter Cage. Hi vọng rằng đằng sau lời xin lỗi, ông Cage nên hành động thiết thực, kêu gọi thế giới hãy vì hòa bình, đừng để nơi nào trên trái đất này lặp lại đau thương như vụ thảm sát ở Sơn Mỹ nữa”. Ông Phạm Thành Công, trưởng ban quản lý các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Ngãi, nói. Sau lời phát biểu của ông Công, hàng trăm người dân, học sinh Sơn Mỹ hô vang: “Hòa bình muôn năm”.
![]() |
Học sinh Trường THPT Sơn Mỹ tung chim bồ câu trắng trước tượng đài Sơn Mỹ- biểu tượng khát vọng tình yêu hòa bình- hình ảnh đầy xúc động kết thúc phim Những bức thư từ Sơn Mỹ - Ảnh: Minh Thu |
Vợ chồng ông Cage (Saub Gérard đóng vai), bà Mary (vợ ông Cage từ Mỹ bất ngờ sang Việt Nam dự lễ tưởng niệm) (Melissa Ilene Wolslegel đóng) xúc động, hạnh phúc khi được nhân dân Sơn Mỹ tha thứ. Họ cùng ngước nhìn lên bầu trời, lòng thanh thản khi được chiêm ngưỡng đàn chim bồ câu trắng đang tung cánh trước tượng đài Sơn Mỹ mang tín hiệu hòa bình tỏa đi khắp thế giới.
![]() |
Chim bồ câu tung cánh lên bầu trời, tất cả mọi người dự lễ tưởng niệm vỗ tay hoan hô hòa bình - Ảnh: Minh Thu |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận