16/05/2014 01:01 GMT+7

Đời sống học thuật đang trở nên nghèo nàn

H.HƯƠNG
H.HƯƠNG

TT - 45 tham luận của các nhà quản lý văn nghệ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học đã được trình bày tại hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế” ngày 15-5 ở Hà Nội.

Trong báo cáo đề dẫn, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đặt câu hỏi: “Tại sao đã 30 năm trôi qua kể từ khi công cuộc đổi mới được chính thức phát động, chúng ta vẫn chưa có những kết tinh nghệ thuật tầm cỡ và những công trình khoa học xã hội và nhân văn bề thế, sâu sắc?”. Thực tế, câu hỏi “Việt Nam bao giờ có đỉnh cao nghệ thuật?” dường như là trăn trở chung của không chỉ các nhà lý luận phê bình, nhà văn mà còn của đông đảo nghệ sĩ, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ...

Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, nét nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới là các nhà văn đã cố gắng biểu đạt tinh thần yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng trong đời sống và tâm lý con người hiện đại. Tuy vậy, ông cũng nhìn nhận “không ít nhà văn còn quanh quẩn trong cảm xúc vụn vặt, nhỏ bé, tự bằng lòng với những triết lý đơn giản, bản năng mà chưa chạm vào được lõi trầm của đời sống..., và những cơn trở dạ, chuyển động to lớn của lịch sử”. Mặt khác, công tác quản lý văn nghệ lại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của văn hóa. “Có lúc chúng ta buông lỏng, nhưng có lúc lại quá thít chặt với tâm lý e ngại” - PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp nói.

Cùng quan điểm, GS.TS Trần Đình Sử đánh giá bên cạnh những thành tựu của thời kỳ đổi mới thì đời sống học thuật hiện tại đang trở nên nghèo nàn, thiếu đột phá. Cũng theo GS.TS Sử, những e ngại từ hồi chiến tranh lạnh cũng gây khó khăn cho việc tiếp nhận các tư tưởng của phương Tây. GS Phong Lê cho rằng cần phải tập trung toàn lực xây dựng thế hệ 9X...

H.HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên