Thomas Friedman: Vì sao thế giới phẳng?Những gì viết trong “Thế giới phẳng” không còn đúng
Phóng to |
Tác giả Thomas L. Friedman trong cuộc tọa đàm với các học giả, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp... tại nhà khách Chính phủ, Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Đình Toán |
Cùng xuất hiện tại buổi giao lưu trực tuyến sẽ có TS Hoàng Anh Tuấn - viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Ngoại giao).
Bạn đọc của Tuổi Trẻ có thể gửi câu hỏi trước và trong suốt thời gian giao lưu cho hai vị khách mời tới địa chỉ email tto@tuoitre.com.vn.
Nhà báo, nhà bình luận nổi tiếng thế giới Thomas Friedman hiện đang có mặt tại Hà Nội trong chuyến thăm VN theo lời mời của Học viện Ngoại giao. Trong những ngày này, lịch trình của ông đầy ắp các buổi nói chuyện và giao lưu với nhiều nhà lãnh đạo chính trị, học giả, doanh nhân và sinh viên tại Hà Nội.
Sau buổi giao lưu trực tuyến về chủ đề "Thách thức và cơ hội đối với VN trong kỷ nguyên mới" với bạn đọc Tuổi Trẻ, ông Friedman sẽ có mặt tại trụ sở của NXB Trẻ (TP.HCM) ngày 9-5 để giới thiệu cuốn Thế giới phẳng bằng tiếng Việt - ấn bản có cập nhật. Ông cũng sẽ trò chuyện với sinh viên ÐH Quốc gia TP.HCM.
Về ấn bản mới của Thế giới phẳng (tái bản lần 14), trong phần bổ sung cho cuốn sách đã quá lừng danh này của mình, Thomas L. Friedman bỗng trở thành người "lo lắng về mạng" khi chỉ ra một điều tồi tệ: đó là tạo điều kiện cho những tiếng nói vô trách nhiệm và cực đoan mà hầu như không bị ngăn cản.
Kể nhiều câu chuyện bất ngờ về những mặt trái của tất cả những sự kết nối đã giúp làm phẳng thế giới, ông có vẻ hài hước một cách nghiêm túc: "Nhờ quá trình làm phẳng của thế giới, chúng ta đều có triển vọng trở thành những nhiếp ảnh gia chụp ảnh khỏa thân, phóng viên báo lá cải và tay săn ảnh nghiệp dư. Hầu hết chúng ta không có biên tập viên hay luật sư, và hầu như chẳng có ai phải chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và độ chính xác của nội dung mà ta tải lên mạng. Quan trọng nhất, không còn những bức tường để chứa những gì bạn viết hay những gì viết về bạn...".
Ðiều gì xảy ra nếu tất cả chúng ta đều bị nghe lén? Và làm thế nào để kiểm soát danh dự của chúng ta trong một thế giới ai cũng có thể trở thành người phát ngôn? Ðó chính xác là điều tác giả đã ba lần đoạt giải Pulitzer muốn nói tới khi đưa ra bốn quy tắc để "sống còn"...
Sinh năm 1953, Thomas Friedman hiện đang phụ trách chuyên mục đối ngoại của tờ TheNew York Times (Mỹ). Ngoài những cuốn sách, bài báo về toàn cầu hóa đã làm nên tên tuổi của mình, Thomas Friedman cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách bán chạy về biến đổi khí hậu (cuốn Nóng, Phẳng, Chật; 2009); vị trí của nước Mỹ sau vụ khủng bố 11-9 (Kinh độ và thái độ: Khám phá thế giới sau sự kiện 11-9; 2002); thách thức của nước Mỹ thời hiện tại (Ðã từng là nước Mỹ; 2011; đồng tác giả với Michael Mandelbaum).
H.GIANG - T.N.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận