Gần 200 nghệ nhân từ 19 xã của huyện Đồng Văn đã mang khèn về phố để phiên chợ thêm đông hơn, rộn ràng hơn với tiếng khèn, với những điệu múa khèn, sặc sỡ hơn với váy áo của những cô gái Mông.
Phóng to |
Có thể gặp những chàng trai, cô gái Mông trong điệu múa khèn ở phiên chợ, dọc đường hay ở những bãi đất trống - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Nhảy múa theo điệu khèn - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Vui vẻ đón lễ hội - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Người Mông xuống chợ múa khèn, uống rượu và kết bạn tâm tình - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Em bé Mông ngủ say giữa sạp hàng bán váy rực rỡ - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Đem gia súc xuống chợ bán - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Cùng nhau nhảy múa - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Đem hàng hóa xuống chợ bán - Ảnh: Việt Dũng |
Người Mông múa khèn đẹp nhất, thổi khèn hay nhất khi đã chếnh choáng say men rượu ngô. Tiếng khèn người Mông không có các bản ký âm, điệu khèn sẽ không bao giờ lặp lại, tiếng khèn tùy thuộc vào tâm tình của người thổi.
Tiếng khèn được dùng nhiều trong các đám ma, nghi lễ thờ cúng thần linh rồi theo chân người Mông lên nương, vào rừng, xuống chợ ngày chủ nhật.
Không khó để tìm những cậu bé Mông 10 tuổi đến những ông già ngoài 50 biết thổi khèn. Bởi vậy, có người đã nói tiếng khèn gắn bó máu thịt với người Mông như mùi của miếng mèn mén đầu đời mẹ bón.
Giữa những màn biểu diễn được cho là ngày càng bị sân khấu hóa và bị kịch bản chi phối, tiếng khèn hồn nhiên giữa chợ càng trở nên quý giá hơn. Đối với người Mông, tiếng khèn không phải để trình diễn mà còn để bày tỏ tâm sự của riêng mình.
Lễ hội khèn Mông và phiên chợ Đồng Văn ngày chủ nhật cũng thu hút lượng lớn khách du lịch đổ về thị trấn này. Từ sáng đến đêm, tiếng khèn, tiếng chào hỏi vang khắp chợ cổ. Đông vui nhất là người trẻ, tự đi xe máy khám phá cao nguyên đá, háo hức khám phá cuộc sống và văn hóa của các dân tộc ở Hà Giang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận