20/10/2003 06:12 GMT+7

Truyện tranh thiếu nhi: Cần một cách nhìn khác và một cách vẽ khác

THU HÀ
THU HÀ

TT - “Truyện tranh nước ngoài đang tràn ngập thị trường sách cho thanh thiếu nhi”, “truyện tranh ít tính văn học, thẩm mỹ, có tác dụng kích động bạo lực đối với tuổi mới lớn và vào đời”... là những lời kêu ca của một số phụ huynh và báo chí suốt 10 năm gần đây. Đó cũng là lý do chính để Cục Xuất bản tổ chức cuộc hội thảo “Xuất bản truyện tranh thiếu nhi - thực trạng và giải pháp” ngày 17-10 tại Hà Nội với sự có mặt của 11 NXB có xuất bản truyện tranh, đại diện Bộ Giáo dục - đào tạo và T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

F5cZgRJf.jpgPhóng to
7/10 trẻ em thành phố đọc và thích truyện tranh
TT - “Truyện tranh nước ngoài đang tràn ngập thị trường sách cho thanh thiếu nhi”, “truyện tranh ít tính văn học, thẩm mỹ, có tác dụng kích động bạo lực đối với tuổi mới lớn và vào đời”... là những lời kêu ca của một số phụ huynh và báo chí suốt 10 năm gần đây. Đó cũng là lý do chính để Cục Xuất bản tổ chức cuộc hội thảo “Xuất bản truyện tranh thiếu nhi - thực trạng và giải pháp” ngày 17-10 tại Hà Nội với sự có mặt của 11 NXB có xuất bản truyện tranh, đại diện Bộ Giáo dục - đào tạo và T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, tại hội thảo, các tổ chức xã hội và các NXB liên quan đã nhận thấy việc trẻ em yêu thích truyện tranh là tất yếu, không nên quá lo lắng về khả năng nhận thức của các em hay kêu ca, báo động về thực trạng truyện tranh hiện nay nữa; vấn đề lúc này là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng truyện tranh lên cao hơn, đồng thời có thêm nhiều truyện tranh VN cho thanh thiếu niên VN đọc.

Theo ông Nguyễn Đình Nhã, cục trưởng Cục Xuất bản, trước đây trung bình cả nước xuất bản 4.000 đầu truyện tranh/năm với số bản in khoảng 3.000 bản/đầu truyện. Nhưng chỉ trong tám tháng đầu năm 2003, con số này đã lên tới 13.000 đầu truyện. Điều đó chứng tỏ sức hút ngày càng mạnh mẽ của truyện tranh.

TS Nguyễn Văn Thanh - Viện Nghiên cứu thanh niên - cho biết có tới 7/10 thiếu nhi ở thành phố được hỏi đều có mua và đọc truyện tranh, và 10/10 trong số đó đều thích truyện tranh. Lý do: hấp dẫn, dễ hiểu, sinh động, đọc để giải trí và hầu hết không ảnh hưởng đến việc học tập.

hvJWiS9V.jpgPhóng to
Còn quá ít truyện tranh VN dành cho các em

Các em cũng cho rằng còn có quá ít truyện tranh VN và truyện tranh VN nặng về tính giáo dục, khô khan, hình vẽ chưa sinh động, hấp dẫn.

Ngoài các bộ truyện tranh nước ngoài nổi tiếng, phần đông các em tỏ ra có thiện cảm và tương đối thích hai bộ truyện tranh VN là Thần đồng đất Việt - NXB Trẻ và Danh nhân đất Việt- NXB Kim Đồng.

Có một vài ý kiến cho rằng nên tìm cách siết chặt đầu vào, đọc duyệt thật kỹ, có những điều kiện chặt chẽ khi cấp phép (ông Phan Đình Ưng, vụ phó Vụ Công tác chính trị - Bộ GD-ĐT); đánh thuế truyện tranh nước ngoài sao cho giá thành gấp khoảng ba lần truyện tranh trong nước để tạo điều kiện cho truyện tranh VN phát triển (họa sĩ Hùng Lân)...

Nhưng phần lớn các ý kiến lại nhận thấy thời kỳ các NXB đua nhau làm truyện tranh nước ngoài theo lối chụp giật, chủ tâm cho ra những truyện tranh kích động bạo lực, thậm chí có những pha tình cảm mùi mẫn, hình vẽ hở hang để câu khách đã qua từ lâu (cuối những năm 1990); phần lớn các NXB hiện nay đều có chủ đích làm những cuốn truyện tranh VN có chất lượng cao, nội dung hay, hình ảnh đẹp nhưng... lực bất tòng tâm.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn - chuyên viên Vụ Văn nghệ của Ban Tư tưởng - văn hóa T.Ư - đánh giá:

“Cần phải cảm ơn truyện tranh nước ngoài đã mở ra một cửa sổ mới cho trí tưởng tượng của các em. Cũng chính những tác phẩm này - phải gọi là tác phẩm thật sự - đã chỉ cho các họa sĩ VN thấy cái thiếu và cái yếu của họ, thúc đẩy họ tìm kiếm một cách nhìn khác, cách tư duy khác và cách vẽ khác cho thiếu nhi.

Họa sĩ VN hiện tại rất ít người bắt kịp tư duy hiện đại của thế giới - mà đó lại chính là điều trẻ em cần. Chỉ có một, hai người tương đối khá trong tạo hình có tính hành động khiến trẻ em thích (Tạ Huy Long - người thực hiện bộ Danh nhân đất Việt, Lê Linh - họa sĩ chính bộ Thần đồng đất Việt), nhưng họ cũng chỉ dừng lại ở truyện truyền thống với các hình tượng trạng dân gian mà chưa dám “sờ” đến các nhân vật hiện đại. Muốn có truyện tranh VN hấp dẫn, họa sĩ phải tạo ra hiệu quả không gian, đánh thức toàn bộ ngũ quan của đứa trẻ”.

Do vậy, vấn đề quan trọng trước mắt không phải là hạn chế truyện tranh nước ngoài, mà là mở ra nhiều hướng đi, đề tài rộng hơn nữa cho các họa sĩ thể nghiệm và thể hiện.

Đồng tình với ý kiến này, họa sĩ Trương Hạnh, giám đốc NXB Mỹ Thuật, kiến nghị: trong hệ thống trường mỹ thuật VN, việc đào tạo họa sĩ vẽ tranh truyện phải được coi là một ngành quan trọng, chú trọng nhiều hơn đến việc sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, cần có kế hoạch lâu dài gửi họa sĩ trẻ đi đào tạo về tranh truyện ở các nước có nghệ thuật và công nghiệp truyện tranh phát triển.

THU HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên