09/11/2012 01:04 GMT+7

Giao lưu với dịch giả Mật mã Tây Tạng

TruongUy
TruongUy

TT - Dịch giả Lục Hương - người đã gắn bó và chuyển ngữ 10 tập sách Mật mã Tây Tạng - sẽ có buổi giao lưu với công chúng TP.HCM lúc 10g ngày 10-11 tại Nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ (40 Nguyễn Huệ, Q.1).

iMOiZNj6.jpgPhóng to
Dịch giả Lục Hương - Ảnh: Nhã Nam

Bộ truyện Mật mã Tây Tạng của tác giả Hà Mã do Nhã Nam mua tác quyền, dịch giả Lục Hương đảm nhận phần Việt dịch, ra mắt từ năm 2010, và gần ba năm trôi qua cơn sốt Mật mã Tây Tạng chưa lúc nào hạ nhiệt. Ðể kỷ niệm ba năm đồng hành, ghi dấu một chặng đường dài với nhiều tâm sức, nhân dịp ra mắt tập cuối của loạt truyện ăn khách này, dịch giả Lục Hương sẽ tâm sự những công việc "bếp núc" của những tháng ngày chuyển ngữ bộ Mật mã Tây Tạng, những khám phá, học hỏi, kinh nghiệm được rút ra từ bộ sách. (L.Ðiền)

3kQKClQ8.jpgPhóng to
Sách do Diệp Minh Tâm dịch, Chu Trung Can hiệu đính, NXB Tri Thức ấn hành - Ảnh: T.N.T.

* Điều bất khảÐiều bất khả là cuốn sách bàn về "giới hạn của khoa học và khoa học của giới hạn", được trình bày bởi một cây bút mà sự uyên thâm lẫn hài hước thật đáng kinh ngạc: John Barrow, nhà vũ trụ học người Anh, đồng thời là tiến sĩ vật lý vũ trụ, hiện là giáo sư nghiên cứu toán tại Ðại học Cambridge. Nói như John Barrow, trong khi các nhà khoa học thích chứng tỏ rằng những điều được xem là bất khả, thật ra là hoàn toàn khả dĩ; thì ngược lại các nhà triết học muốn chứng minh những điều thường được xem là hoàn toàn khả dĩ lại là bất khả.

Vậy đâu là điều bất khả (điều không thể), đâu là điều khả dĩ (điều có thể)? John Barrow lần lượt trình bày luận đề này thông qua chín chương sách. Với cách trình bày khoa học, lối viết hấp dẫn, ông đã đề cập nhiều vấn đề hóc búa thuộc về tri thức cũng như nhận thức nhân loại. Có những điều bất khả nằm trong thuộc tính tự nhiên của thiên nhiên, nhưng cũng có những điều bất khả do con người tạo ra, và đây không được xem là bất khả. Còn tri thức về vũ trụ, điều gì là có bờ, điều gì là vô bờ bến? Những câu hỏi được đặt ra không ngừng. Nhưng điều thú vị là khi chúng ta đặt mình trong tình trạng bất khả, thì sẽ có nhiều khả năng nhận ra điều khả dĩ. Ðó cũng là trạng thái và ý thức của các nhà khoa học chân chính. (T.N.T.)

TruongUy
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên