Phóng to |
Ca nương Bạch Vân (phải) hướng dẫn một khán giả nước ngoài cách đánh phách - Ảnh: H.Điệp |
Đó là ý kiến của ông Lê Văn Toàn - viện trưởng Viện Âm nhạc quốc gia VN, đơn vị tổ chức Liên hoan ca trù toàn quốc.
Phóng to |
Ông Lê Văn Toàn - Ảnh: H.Điệp |
- Đầu tiên là để nâng cao nhận thức của cộng đồng về di sản đã được công nhận, từ đó hành động cho đúng và phù hợp với nội dung cam kết với UNESCO. Sau nữa là kiểm kê lại hoạt động của các câu lạc bộ tại các địa phương nhằm có một cái nhìn tổng quan hơn, khuyến khích việc dạy và học hát ca trù, nhất là với người trẻ. Liên hoan lần này cũng sẽ tôn vinh một số nghệ nhân đã có công truyền dạy và giữ gìn ca trù.
* Trong những cam kết với UNESCO về bảo vệ di sản ca trù, chúng ta đã thực hiện được những gì?
- Thật ra bây giờ chúng ta vẫn phát động phong trào trong cộng đồng. Nhưng rốt cuộc nhận thức của cộng đồng còn yếu và thiếu nhiều. Muốn làm tốt hơn điểm này, cần nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương để có kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản, hỗ trợ cộng đồng trong việc bảo tồn.
* 15 đơn vị tỉnh thành có câu lạc bộ ca trù đã có kế hoạch cụ thể gì trong hai năm qua?
- Cho đến nay vẫn là hoạt động yếu và tự phát, không nhận được sự hỗ trợ nào của chính quyền địa phương. Nói ra thật đáng buồn, nhưng ngay trong buổi họp giữa các cơ quan chức năng và 15 đơn vị tỉnh thành có ca trù trước khi tổ chức liên hoan, có đơn vị đã thừa nhận họ chẳng hiểu biết gì về ca trù. Các nghệ sĩ chỉ học được mấy bài của các nghệ nhân thì đi hát, đi thi vậy thôi. Có đơn vị đề nghị đưa nghệ nhân về truyền dạy thêm. Đến những người có trách nhiệm với ca trù còn nói thế thì làm sao nhận thức của cộng đồng khá lên được.
Phải thừa nhận trong hai năm trở thành di sản của nhân loại, với sự hỗ trợ của truyền thông, người ta biết nhiều hơn đến ca trù và các nghệ nhân cũng hăng say với nghề hơn, nhưng nếu chỉ có sự đam mê thôi mà không có sự hỗ trợ về vật chất thì các nghệ nhân đều nản... Đáng lẽ chúng tôi sẽ họp kiểm kê cũng như thực hiện kế hoạch hành động ngay sau khi ca trù được công nhận là di sản nhưng trong hai năm qua, Bộ VH-TT&DL, Viện Âm nhạc quốc gia bận làm hồ sơ đờn ca tài tử và hát xoan để đệ trình lên UNESCO. Bây giờ, chúng tôi thực hiện kế hoạch gộp luôn, đồng thời tổng kết luôn cái đã làm được, chưa làm được.
* Sự phát triển thiếu định hướng của các câu lạc bộ khiến không ít người lo lắng sự thương mại hóa đối với di sản đã bắt đầu manh nha ở một số nơi?
- Đúng là khi không có sự quản lý của Nhà nước, các câu lạc bộ muốn làm sao thì làm, chính vì vậy việc xác định về chuẩn nghệ thuật, chuyên môn đối với định hướng phát triển ca trù là rất cần thiết. Đồng thời với sự định hướng ấy là rà soát toàn bộ hoạt động ca trù của các câu lạc bộ để có kế hoạch phù hợp, không để xảy ra hiện tượng thương mại hóa đối với di sản của nhân loại.
* Vậy ở góc độ nhà chuyên môn, Viện Âm nhạc có kế hoạch cụ thể gì cho ca trù và các di sản khác?
- Hiện tại, chúng tôi đang làm một đề án quốc gia, trong đó đề xuất kinh phí, kế hoạch bảo tồn trình lên Chính phủ. Bởi không chỉ có ca trù mà còn nhiều di sản khác cũng cần được bảo vệ, bảo tồn. Nếu không, mất mát sẽ rất lớn lao. Không đâu xa, ngay như hát ghẹo Phú Thọ, đó là một loại hình âm nhạc dân gian hết sức thú vị nhưng tới nay coi như mai một đến chín phần bởi các nghệ nhân đã từng chơi ghẹo đều không còn. Con cái của các cụ chỉ là người chứng kiến chứ chưa từng đi chơi.
Chúng tôi không quyết được kinh phí, cũng như không có quyền quyết định những việc liên quan. Nhưng khi làm đề án, chúng tôi cũng mong muốn bảo vệ được đời sống cho các nghệ nhân.
* Một số nhà nghiên cứu cho rằng VN đang có phong trào đua nhau lên di sản nhưng đạt kết quả rồi lại không có kế hoạch hoạt động cụ thể, “đánh trống bỏ dùi”. Cá nhân ông có suy nghĩ gì về thực tế này?
- Đó là thực tế hoàn toàn chính xác. Viện Âm nhạc quốc gia VN cũng là một trong những đơn vị phải có trách nhiệm về nhận thức đối với di sản văn hóa phi vật thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận