Đây là năm thứ ba nghi lễ cày Tịch điền được phục dựng, nhưng là năm đầu tiên lễ hội được giao cho người dân tự tổ chức. Các nghi lễ chính của lễ hội vẫn được tiến hành đúng theo lệ cũ.
![]() |
“Vua” cày sá đầu tiên - gợi lại hình ảnh vua Lê Đại Hành xuống đồng mùa xuân 987 |
![]() |
Ông Trần Xuân Lộc (bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam) cày tịch điền |
Mở đầu ngày khai hội Tịch điền là lễ rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi. Cùng với đoàn rước kiệu thành hoàng làng và kiệu tổ nghề trống Đọi Tam, đoàn rước tiến về cánh đồng làm lễ tịch điền.
Sau màn trống hội Đọi Tam và múa rồng chào mừng, người tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành thắp hương trước linh vị vua và Thần Nông, mặc hoàng bào, đội mũ Cửu long, đeo mặt nạ và bắt đầu cày ba sá đầu tiên.
Tiếp sau đó, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, huyện Duy Tiên và bô lão xã Đọi Tam cày tiếp bảy sá.
Hơn 700 người đã tham gia tái hiện Lễ Tịch điền.
Tại lễ Tịch điền, ông Trần Xuân Lộc (bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam) khẳng định Lễ Tịch điền là một mỹ tục trong xã hội lấy nông làm gốc, đầu năm vua xuống đồng đánh thức đất đai để cầu cho mùa màng bội thu. “Nên đẩy mạnh xã hội hoá hơn nữa để lễ hội đi sâu vào tiềm thức của nhân dân, để lễ hội bắt nguồn từ nhu cầu nhân dân và do nhân dân tự tổ chức”, ông Lộc nói.
![]() |
Lễ cày tịch điền, đánh thức đất đai cầu mong một mùa màng bội thu |
Tuy nhiên, để lễ hội đi vào tiềm thức nhân dân không phải điều dễ dàng khi mỗi ngày tham gia luyện tập lễ hội, huyện vẫn phải trả cho mỗi người 80-100 nghìn/ngày công.
Theo quy định mới của UBND tỉnh Hà Nam, lễ tịch điền sẽ được tổ chức hàng năm và do huyện Duy Tiên tổ chức. Riêng hội lớn sẽ tổ chức 5 năm/lần tính từ năm 2010 và do tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm.
Lễ Tịch điền hàng năm được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận