Phóng to |
GS Phan Huy Lê và PGS-TS Tống Trung Tín xem xét một số mảnh vỡ của các di vật tại hiện trường - Ảnh: K.L. |
Theo đó, các nhà thầu sẽ tiếp tục hoàn thành nút giao thông, ngoại trừ một phạm vi nhỏ để các nhà khoa học nghiên cứu, thu thập hiện vật. Cũng trong văn bản này, TP Hà Nội giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với Viện Khảo cổ học, Sở GTVT tiến hành nghiên cứu thu thập hiện vật trong phạm vi đã phát lộ. Công việc này phải xong trước ngày 20-5, tạo điều kiện cho nhà thầu tiếp tục hoàn thành các hạng mục theo đúng tiến độ.
"Không thể nghiên cứu khảo cổ xong trước ngày 20-5" |
Như vậy, các nhà khoa học sẽ phải chạy đua với năm ngày để vừa nghiên cứu vừa thu thập hiện vật. Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 14-5, PGS-TS Tống Trung Tín - viện trưởng Viện Khảo cổ học - khẳng định không thể nghiên cứu khảo cổ xong trước ngày 20-5.
Ông Tín cho biết: “Làm sao mà xong được vì bây giờ đã có gì đâu mà làm. Đầu tiên cũng phải có chủ trương, kế hoạch xem nghiên cứu hiện trường thế nào, cán bộ, công nhân, thiết bị nghiên cứu phải chuẩn bị ra làm sao chứ! Đó là chưa nói đến việc trước khi thám sát các nhà khoa học phải có đầy đủ các bản vẽ và hình ảnh về khu vực di tích vừa phát lộ này”.
Nhận định về cuộc chạy đua khảo cổ trong vỏn vẹn năm ngày, PGS-TS Tống Trung Tín cho biết trong năm ngày đó chỉ có thể xây dựng kế hoạch khảo cổ để trình phê duyệt. “Dù ngày 20-5 có là hạn mà TP quy định thì các nhà khoa học vẫn phải làm xong theo quy trình khảo cổ rồi mới được thi công tiếp. Còn đối với các khu vực không phải di tích cần thám sát thì họ sẽ tiếp tục thi công bình thường”.
La Thành thời Lý - Trần, hoàng thành thời Lê Sơ Ngày 10-5, tờ trình của Sở VH-TT&DL Hà Nội khẳng định từ tư liệu thư tịch cổ và kết quả nghiên cứu cho thấy đê Hoàng Hoa Thám - nơi phát lộ đoạn tường thành - vốn là vònAg thành ngoài cùng của kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần và là vòng hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ. Theo khảo sát của Sở VH-TT&DL ngày 7-5, tại khu vực dự án thi công tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây xuất hiện một số mảnh gạch vồ, mảnh gốm thời Lê, Trần lẫn trong đất ủi. |
Các nhà khoa học cũng không thể khẳng định được công việc nghiên cứu và thu thập hiện vật sẽ xong trong thời gian bao lâu.
Ông Tín nói: “Rất khó nói trước là sẽ xong trong bao lâu. Trong trường hợp phát lộ các hiện vật mới hoặc gặp các hiện vật đặc biệt như thành Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) thì thời gian còn kéo dài thêm nữa. Bây giờ các nhà khoa học còn chưa nắm được diện tích của di tích là bao nhiêu, tầng văn hóa là bao nhiêu thì rất khó nói! Hiện nay tại khu vực Văn Cao - Hồ Tây, các nhà khoa học sẽ có hai phần việc. Việc thứ nhất là nghiên cứu phần hiện trường đã phát lộ. Việc thứ hai là tiến hành khai quật những chỗ có móng trụ đào sâu”.
Giải đáp những băn khoăn về sự mâu thuẫn giữa tiến độ của các nhà thầu và công việc nghiên cứu của các nhà khảo cổ, ông Tín cho biết: “Nếu như các thủ tục nhanh thì các nhà nghiên cứu sẽ cố gắng làm cả ban đêm và thứ bảy, chủ nhật để rút ngắn quãng thời gian thám sát lại. Đối với nút giao thông Văn Cao - Hồ Tây, sau khi các công đoạn thám sát khảo cổ hoàn thành sẽ được trả lại cho nhà thầu tiếp tục thi công. Đối với những đoạn thành còn lại, về lâu dài Viện Khảo cổ học sẽ kiến nghị khảo sát và đề xuất các phương án để hài hòa giữa bảo tồn và xây dựng”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận