* Bài viết rất hay, tôi nghĩ rất phù hợp với suy nghĩ của nhiều người. Việc cải tiến không mang lại hiệu quả thì ta có thể thay đổi, chứ không thể để ngôn ngữ chúng ta càng ngày càng phức tạp, sử dụng tiếng mẹ đẻ mà phải luôn cân nhắc đúng sai.
Tôi rất ngạc nhiên khi con tôi chỉ mới lớp 3 mà đã đọc là a, bê, xê... Tôi hỏi sao con lại đọc vậy? Con tôi nói là bắt chước thầy cô, bạn bè, “không ai đọc a, bờ, cờ đâu ba, khó nghe lắm”. Nói như vậy để thấy sự bất cập trong việc đọc tên chữ cái và đánh vần bằng âm theo hệ thống “a-bờ-cờ”. Thiết nghĩ Bộ Giáo dục - đào tạo cần tổ chức hội thảo để đi đến quyết định nên sử dụng hệ thống tên chữ cái duy nhất.
Đào Văn Lực (daovanluc@...)
* Tôi thật tâm đắc khi đọc bài “Những chữ cái nhảy múa”. Theo tôi, thật quá trễ nếu Bộ GD-ĐT một lần nữa lại bỏ qua chuyện thống nhất trong việc phát âm sao cho đúng chữ cái trong tiếng Việt, để các bé khi học vỡ lòng không phải ngơ ngác, lúng túng và ngạc nhiên như hiện nay.
Không ngơ ngác sao được khi các em được thầy cô dạy phát âm một đường mà về nhà nghe cha mẹ phát âm một nẻo. Không lúng túng sao được khi xem tivi nghe các cô chú trên truyền hình phát âm một kiểu mà nhà trường dạy kiểu khác. Không ngạc nhiên sao được khi nghe ông bà cha mẹ giải thích... ”tại vì người lớn phát âm theo kiểu trước đây, còn các con theo kiểu bây giờ...”.
Từng là giáo viên cấp tiểu học, tôi không ngạc nhiên khi học sinh ngày nay đa số viết sai lỗi chính tả. Ví dụ: muốn ráp vần chữ “thầy” các em phải đọc â-y-ây-thờ-ây-thây-huyền-thầy. Chữ “khôn” thì đọc ô-nờ-ôn-khờ-ôn- khôn. Khi viết, em nào học giỏi thì viết đúng, còn các em học yếu, trung bình thì luôn nhầm lẫn.
Ví dụ: chữ “thầy” thì các em viết theo thứ tự khi đọc là “ầyth”. Trong khi đó, theo cách phát âm trước đây, khi học ráp vần chúng ta sẽ đọc theo thứ tự liên vần. Ví dụ: Chữ “thầy” đọc ráp vần là tê-hát-â-thớ-y-cà-rết-thây-huyền-thầy; chữ “khôn” đọc ráp vần là k-hát-ô-khô-anh-khôn. Theo kinh nghiệm của một người đã học cách ráp vần theo thứ tự này, tôi thấy học sinh chúng tôi ngày ấy viết chính tả thật chính xác và học chữ nào chắc chắn chữ nấy.
Tôi rất mong Bộ GD-ĐT quan tâm hơn đến vấn đề thống nhất lại cách đọc chữ cái tiếng Việt, làm sao cho người già, trẻ em và phát thanh viên của các phương tiện nghe nhìn khi phát âm đều thống nhất một cách đọc, cách phát âm, để người Việt rành tiếng Việt và nhất là để các em học sinh sẽ thôi không còn ngạc nhiên và thắc mắc trước các kiểu phát âm loạn xạ như hiện nay.
* Tôi thấy vấn đề tác giả đặt ra rất hay, Nhà nước cùng các chuyên gia giáo dục nên tìm hướng giải quyết nhanh, dứt điểm để chuẩn mực lại hệ thống tên chữ cái tiếng Việt. Một và chỉ một hệ thống mà thôi! Có lẽ tính cách xuề xòa, cái gì cũng đúng, cái gì cũng muốn, rốt cuộc không biết mình muốn cái gì đã làm cho ta không dám từ bỏ cái sai, mạnh dạn lựa chọn cái đúng và cứ thế ngày càng gây ra nhiều hệ lụy! (bichtran_79@...) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận