Phóng to |
Hai giáo sư trong nhóm chuyên gia thẩm định của UNESCO kiểm tra về địa chất của cao nguyên đá Hà Giang - Ảnh: KHƯƠNG XUÂN |
Một trong những tiêu chí quan trọng để cao nguyên đá có thể trở thành một trong số công viên địa chất toàn cầu là phải đạt tối thiểu 1.000 điểm. Trong số những điểm đó phải có tới 600 điểm được đánh giá dưới góc độ khoa học, còn lại là giá trị bảo tồn, giáo dục, du lịch...
Ông Ma Ngọc Giang, giám đốc Ban quản lý công viên địa chất cao nguyên đá Hà Giang, cho biết đây là lần đầu tiên hồ sơ cao nguyên đá này được mang ra thế giới bảo vệ với sự tư vấn về chuyên môn của Viện Khoa học khoáng sản địa chất, Ủy ban UNESCO VN.
Hiện nay trên thế giới có 69 công viên địa chất, riêng ở Đông Nam Á chỉ có Malaysia (một công viên) và VN là nước thứ hai trình UNESCO công nhận một công viên địa chất quốc tế.
Trước đó, ngày 9-4, UNESCO đã cử nhóm chuyên gia thẩm định độc lập, bao gồm các nhà khoa học người Pháp, Trung Quốc đến cao nguyên đá Đồng Văn để tìm hiểu thực tế.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngay tại đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc), giáo sư địa chất Lepvrier Claude (Đại học P&M Curie Paris, thành viên nhóm thẩm định) cho biết ông đã đọc hồ sơ của ban quản lý dự án của VN gửi nhưng không hình dung được hết vẻ đẹp kỳ vĩ và giá trị của cao nguyên đá: “Hiếm ở đâu mà cùng một điểm lại có nhiều dạng kiến tạo địa chất đa dạng như ở đây. Cao nguyên đá Hà Giang không chỉ là một danh thắng đặc biệt có thể phát triển du lịch, mà còn như một vườn thực địa khổng lồ có giá trị cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận