Phóng to |
Vợ chồng nhà văn Anh Đức tại nhà riêng sau khi hồi tỉnh |
Nói chuyện trong cơn mê
Đó là ngày 20-4-2004, lúc nửa đêm, khi đang ngủ, ông có biểu hiện co giật, gia đình đã tức tốc đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nguyễn Trãi, hai ngày sau nữa nhà văn được chuyển qua Bệnh viện 115. Tại đây, bệnh viện chẩn đoán ông bị tai biến mạch máu não, liệt não bên trái với biểu hiện là liệt nửa người bên trái. Hai ngày đầu nhập viện, nhà văn lúc tỉnh, lúc mê.
Từ ngày thứ ba trở đi, nhà văn đã hôn mê sâu, không còn nhận biết người xung quanh là ai nữa, kể cả vợ con. Thỉnh thoảng ông nói đến hai chữ Quốc hội, gọi tên các bạn văn như Bùi Hiển, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Đình Thi, Hồ Phương...
Lại có lúc ông rầm rì về ông Hai Tân (tức ông Trần Trọng Tân - nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM) đã từng đề cử nhà văn vào chức Phó ban Tuyên huấn Trung ương nhưng ông từ chối vì không làm nghề gì được mà chỉ biết viết văn.
Ngày thứ 15 định mệnh
Nhà văn Anh Đức: Khát khao cầm bút trở lại Nhà văn Nguyễn Khải sợ tôi bệnh nặng, đến thăm cách đây có mấy hôm. Ông cũng ngồi chỗ này (chỗ tôi đang ngồi - PV), ông còn khỏe lắm. Thế nhưng hôm nay lại nghe tin ông ra đi rồi. Bạn bè tôi ra đi nhiều lắm nên tôi thường xuyên lấy sổ ra ghi chép những nhà văn đã ra đi. Dự định đến năm 70 tuổi, sau khi nghỉ hưu ở Hội Nhà văn, tôi sẽ trở về viết hồi ký về cuộc đời mình, về bạn bè, về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Thế nhưng đến năm 69 tuổi lại ngã bệnh và giờ đây không thể viết được nữa, dù rất muốn. Bác sĩ Lê Điền Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (người trực tiếp chỉ đạo cấp cứu, hồi sức cho nhà văn Anh Đức): Trường hợp hồi tỉnh như nhà văn Anh Đức là không nhiều Nhà văn Anh Đức nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, qua chụp hình thì thấy chảy máu ở não, chẩn đoán nhà văn bị tai biến do cao huyết áp gây ra nên chảy máu sâu nhưng ít. Tuy nhiên, chúng tôi không cho phép phẫu thuật vì nhà văn còn nhiều bệnh khác kèm theo, nếu phẫu thuật có thể bị di chứng về sau này. Trường hợp hồi tỉnh như nhà văn Anh Đức tuy không nhiều nhưng qua đó cho thấy nếu cấp cứu đúng hướng, hồi sức kịp thời kết hợp tập vật lý trị liệu và sức chịu đựng của người bệnh thì có thể vượt qua. |
Bệnh mỗi ngày nặng thêm. Đến ngày thứ 14, bác sĩ gọi điện thoại bảo người thân hãy vào thăm ông lần cuối và chuẩn bị đồ liệm. Tin dữ được loan báo đến các ban ngành chức năng, đoàn thể của thành phố để thăm viếng. Hội Nhà văn TP.HCM lập ban tang lễ.
“Bạn bè tôi thì đi xem đất đai để chôn cất chồng tôi. Tôi hụt hẫng và đón đợi những điều sắp đến” - vợ nhà văn nhớ lại. Trước đó, bác sĩ Giám đốc Bệnh viện 115 căn dặn các thầy thuốc không được phẫu thuật. Trong trường hợp đặc biệt, phải có ý kiến của cấp trên.
Có lúc tưởng nhà văn không thở được, các bác sĩ định mổ khí quản để đặt ống thở. Có lúc người ta lại dự định mổ não để cứu nhà văn nhưng lại sợ nhà văn rơi vào tình trạng sống thực vật nên thôi.
Tuy nhiên, đến ngày thứ 15, ông mở mắt sau 14 ngày nhắm riết. Đó là dấu hiệu của sự sống, tuy nhiên đó mới chỉ là đôi mắt vô hồn, vô cảm với cuộc sống và người xung quanh.
Bác sĩ bảo đối với người bị tai biến, 14 ngày đầu là rất nặng, nếu vượt qua ngày 21 thì có khả năng sống nhưng cũng có thể là sống thực vật, gia đình cũng phải chuẩn bị tinh thần. “Từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 21, tôi đếm thời gian, chờ đợi từng giây phút. Ngày thứ 21 đã đi qua và tôi lại hy vọng chồng tôi sống và ông sống đến ngày hôm nay” - vợ nhà văn nói.
Sự phục hồi kỳ diệu
Hai tháng sau, người nhà nhận thấy nhà văn Anh Đức có một số tín hiệu phản xạ với sự vật xung quanh nhưng vẫn không nói được, không cử động được. Sau đó, ông được chuyển về lại Bệnh viện Nguyễn Trãi để điều trị tiếp.
Một tháng sau nữa, nhà văn được chuyển qua Trung tâm phục hồi chức năng (quận 8) để kết hợp điều trị thuốc với tập vật lý trị liệu. Lúc này ông vẫn ăn uống bằng đường ống truyền trực tiếp thức ăn đã xay nhuyễn vào bao tử qua miệng.
Xác định việc điều trị là lâu dài, gia đình nhà văn đã quyết định đưa ông về nhà vì như vậy thuận tiện hơn. Tuy nhiên, muốn về nhà thì gia đình phải cam kết chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra với nhà văn. Nhất là bón thức ăn sẽ rất dễ bị sặc và gây nghẹt thở dẫn đến chết.
Những ngày đầu về nhà, phải mất khoảng hai tiếng đồng hồ để đút cho nhà văn ăn một tý sữa. Sau 20 ngày, nhà văn từ người 58 kg sút xuống còn 45 kg.
Nhà văn Anh Đức nằm trên giường bệnh trong tình trạng như thế đến nay, tính ra gần bốn năm. Khoảng nửa năm trở lại đây, ông có dấu hiệu hồi phục tốt hơn.
Hiện tại, nhà văn đã tự đi lại được nhưng phải có chỗ vịn. Tuy nhiên, ông chưa viết được, nghe tai này lọt qua tai kia nên trả lời ít chuẩn xác. Song điều kỳ lạ là khi nhắc lại chuyện quá khứ, trí nhớ của ông vẫn tốt, tinh thần vẫn minh mẫn, lâu lâu lại gọi điện thoại ra tận Hà Nội hỏi thăm bạn bè...
Nhà văn Anh Đức sống đến ngày hôm nay như là một điều kỳ diệu. Đó là nhờ sự tích cực cứu chữa của các bác sĩ và sự tận tụy chăm sóc, chia sẻ của người thân trong gia đình.
Nhà văn Anh Đức sinh năm 1935 tại An Giang. Từ năm 1953, Anh Đức là biên tập viên Báo Cứu Quốc Nam bộ. Năm 1957, ông vào Hội Nhà văn Việt Nam. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, ông gắn bó với công việc viết văn và nghề làm báo với chức vụ: Tổng Biên tập Báo Văn nghệ giải phóng; ủy viên Ban Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, có thời gian Anh Đức là ủy viên Ban Thư ký Hội Nhà văn TP.HCM; Tổng Biên tập tạp chí Văn... Nhà văn Anh Đức lúc 36 tuổi (ảnh của đạo diễn Hồng Sến chụp năm 1971 tại chiến khu R) và hiện nay. Anh Đức sáng tác từ năm 18 tuổi, nổi tiếng với nhiều tác phẩm đi vào lòng người như: Biển động, Một chuyện chép ở bệnh viện, Bức thư Cà Mau, Hòn đất... Năm 1958, ông đoạt giải nhất truyện ngắn của tạp chí Văn Nghệ, giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu (1965), năm 2000 ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận