Phóng to |
Chương trình The daily show with Jon Stewart trên CNN thu hút khán giả nhờ sự hóm hỉnh duyên dáng và kỹ thuật “châm chích” độc đáo của người dẫn chuyện. Tất cả vấn đề thời sự, đặc biệt chính giới Mỹ, là thực đơn quen thuộc của tiết mục truyền hình này: những George W. Bush, Donald Rumsfeld, Condoleezza Rice... đều từng là “diễn viên” bất đắc dĩ trong chương trình.
Cách đây năm năm, nhóm biên tập The daily show từng lần đầu tiên ngồi theo dõi chương trình Oscar để dựng lại bằng kỹ thuật châm biếm cho buổi phát sóng vào hôm sau. Gần như tất cả các nhân vật xuất hiện trong chương trình Oscar lần đó đều bị “móc lò”, trừ người dẫn chương trình Steve Martin.
Nhà sản xuất chương trình Oscar, Gil Cates (từng thực hiện 12 lễ Oscar trước mùa Oscar năm nay), quyết định mời Jon Stewart (43 tuổi) để có thể lôi kéo thành phần khán giả trên 40 tuổi - theo thăm dò Nielsen Media Research. Hơn nữa, Jon Stewart từng có kinh nghiệm trong dẫn chương trình Grammy (2001, 2002).
Yếu tố tung hứng của người dẫn chương trình cho đêm trao giải như Oscar là cực kỳ quan trọng. Năm 2004, lễ Oscar đã thất bại thảm hại khi giao micro cho Chris Rock (ngay ở phần khai mạc, Chris Rock đã nói một câu lãng xẹt “chỉ có bốn người thật sự là ngôi sao và người còn lại là nhân vật quen thuộc” - khiến tất cả diễn viên có tên trong bảng đề cử đều bực mình).
Phóng to |
Ây thế mà, Russell Crowe vẫn khoái mới chết chứ!”. Ngay lúc đó, ống kính máy quay chĩa về hướng Russell Crowe và ai cũng thấy diễn viên Úc này đang nhăn mặt. Nói cách khác, do ở vị trí là “cái đinh” của chương trình nên sự chừng mực, thận trọng trong câu chữ và thể hiện tế nhị là những yếu tố quan trọng đối với người dẫn chương trình.
Cùng lúc, người dẫn chương trình lại phải tỏ ra dí dỏm một cách duyên dáng, hài hước một cách thông minh, hoạt bát một cách sáng tạo. Tất cả yếu tố đó thể hiện ở một người trong một chương trình truyền hình trực tiếp được hàng triệu khán giả theo dõi quả không đơn giản chút nào.
Không phải tự nhiên mà Steve Martin từng “khuyên” đồng nghiệp đừng dính vào vị trí người dẫn chương trình Oscar. Không biết được trả bao nhiêu cho bốn tiếng trong đêm 5-3-2006 nhưng sự thành bại chương trình chắc chắn đang tạo ra sức ép không ít đối với Jon Stewart.
Cần nói thêm, theo hợp đồng hết hạn năm 2008, Hãng truyền hình ABC phải trả cho Viện hàn lâm Khoa học - nghệ thuật - điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) hơn 40 triệu USD tiền bản quyền phát sóng trực tiếp lễ Oscar (năm 2001, sau khi trừ tất cả chi phí, AMPAS lãi hơn 20 triệu USD). Tuy nhiên, ABC cũng lời chán (bán được 58 spot quảng cáo với mỗi spot (30 giây) từ 1-1,2 triệu USD)...
Điều đáng nói là đề cử Oscar có thể ảnh hưởng mạnh đến sức hút đêm công bố giải. Ở mùa Steve Martin dẫn chương trình, điện ảnh Mỹ nở rộ với loạt phim hấp dẫn đạt doanh thu lớn, trong đó có Gladiator và Erin Brokovich.
Trong khi đó, danh sách đề cử Oscar năm nay có quá nhiều phim doanh thu thấp (dù không dở), chẳng hạn Crash, Capote hoặc Brokebackmountain (tờ Los Angeles Times từng viết “năm phim đề cử (giải phim hay nhất) năm nay là những phim hầu hết khán giả chưa từng xem”). Ở thời điểm được mời dẫn chương trình đêm Oscar, Jon Stewart cũng thú nhận chưa từng xem phim nào trong năm phim được đề cử hay nhất!
Phóng to |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận