Một giáo viên Trường THCS Trương Công Định đứng chờ học sinh thi ở Hội đồng thi THPT Hoàng Hoa Thám, Bình Thạnh, TP.HCM nhận định như vậy sau khi đọc đề thi.
Phóng to |
Giám thị phát giấy thi cho thí sinh trước giờ thi môn văn tại HĐT trường Chuyên Lê Hồng Phong - Ảnh: Như Hùng |
Tại hội đồng thi này hầu như không có học sinh ra sớm, nhiều em cho biết đề dài nên phải tận dụng hết thời gian. Một học sinh Trường THCS Rạng Đông, cho biết: “Em không giỏi văn nhưng cũng rất hào hứng với đề thi này và cảm thấy khá hài lòng về bài làm của mình. Ở câu nói về ngôn ngữ chat của giới trẻ hiện nay, em trả lời theo đúng cảm nhận của mình. Câu 3 yêu cầu viết bài văn cảm nhận về một bài báo cũng dễ gợi cảm xúc. Câu 1 và câu 4 là kiến thức đã học nên không quá khó”.
Trong khi đó, nhóm học sinh Trường THCS Yên Thế vẫn tranh cãi nhau về phần trả lời của câu số 2 trong đề văn. Một em cho biết: “Câu số 2 không nằm trong sách giáo khoa mà học sinh phải tự tư duy nhưng đây cũng là câu hỏi gần gũi với lứa tuổi học sinh, cũng giống như lời nhắc nhở về việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
Theo ghi nhận của chúng tôi nhiều năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên trong đề thi văn của kỳ tuyển sinh lớp 10 có cả một hình vẽ biếm họa. Đây là chi tiết khiến nhiều học sinh cảm thấy thú vị khi làm bài. Nhiều phụ huynh cho biết hi vọng “đề mở, đáp án sẽ mở”.
Theo cô Phan Thị Xuân, giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM, đề văn tuyển sinh lớp 10 năm nay hay hơn năm trước. Ngay cả câu 1 (chiếm 1 điểm) mặc dù là câu lý thuyết nhưng học sinh phải hiểu bài mới làm được (khác với những năm trước câu này chỉ cần học thuộc lòng). Câu hỏi 1 cho ra chi tiết đặc sắc nhất của tác phẩm “Chiếc lược ngà” là rất phù hợp.
Câu số 2 có lẽ sẽ khiến nhiều thí sinh bất ngờ vì đây là lần đầu tiên đề thi tuyển sinh lớp 10 có hình vẽ. Mặc dù vậy nhưng câu này không khó, học sinh có học bài, hiểu bài là làm được. Câu số 3 về nghị luận xã hội là dạng đề “mở”. Tôi đoán thí sinh sẽ chọn nhiều khía cạnh khác nhau để bình luận như: ước mơ, khát vọng được đi học; tinh thần vượt qua khó khăn, thử thách để học tập; và rất có thể sẽ có thí sinh sẽ chọn khía cạnh sự hi sinh của người mẹ cho con cái học tập. Do vậy, tôi mong đáp án cũng sẽ “mở” như suy luận trên.
Câu số 4 năm nay cũng khá lạ, mở ra 2 hướng cho học sinh chọn lựa. Câu hỏi này tạo cơ hội cho thí sinh bộc lộ sự sáng tạo và cảm thụ của riêng mình. Đây là đề văn có tác động tích cực đến việc dạy và học trong trường phổ thông.
Phóng to |
Thí sinh trao đổi bài môn văn với phụ huynh sau khi thi xong môn văn tại HĐT Trường THCS Bàn Cờ Q3, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Phóng to |
Phụ huynh hồi hộp chờ thí sinh thi xong môn văn tại HĐT Trường THCS Bàn Cờ Q.3 (TP.HCM) - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Phóng to |
Thí sinh trao đổi bài sau khi thi xong môn văn tại HĐT Trường THCS Bàn Cờ Q.3, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận