Phóng to |
Do làm ẩu, kè đá K1 sạt xuống, lộ ra bên dưới nền sân một lỗ hổng đen ngòm - Ảnh: N.V.H |
- Sai quá đi rồi, ai có lỗi, lỗi đến đâu thì người đó phải nhận thôi. Chúng tôi cũng có lỗi là đã chọn phương án thiết kế móng kè sân hành lễ theo phương thức lệch tâm. Bình thường thì chấp nhận được, nhưng trên địa hình đồi núi và trên nền đất mượn thì nguy hiểm.
Tôi đã chấp nhận “đề bài” của bên A là thiết kế một sân hành lễ có diện tích 300m2. Mà trên đồi chật chội, muốn đủ diện tích phải “gạn” từng mét vuông đất. Và phải chọn phương án để “gạn” được nhiều mặt bằng nhất là làm móng lệch tâm.
Lẽ ra nó đã có thể “thọ” được lâu hơn nếu thi công cẩn thận và bờ kè được lèn đất nện chặt và trồng cỏ để tránh bị nước mưa xâm thực và bào mòn (như thiết kế ban đầu) chứ không phải được lát đá phiến 60x60 để đội giá thành như hiện nay.
Thật may là nó sạt lở sớm như vậy mà chưa có ai bị làm sao, nói dại chứ lỡ mà có chuyện đổ tường chết người thì không biết hậu quả sẽ đến đâu
Phóng to |
Ông Lê Hiệp |
- Vì người ta yêu cầu tôi. Thật ra, theo Luật xây dựng, trách nhiệm của KTS là chỉ từ cos 0-0 trở lên trên mặt đất mà thôi, còn toàn bộ phần chìm dưới mặt đất là thuộc về kỹ sư kết cấu.
Nhưng riêng về bệ tượng thì tôi xin đảm bảo là có thể yên tâm được, vì tuy chỉ có bốn lỗ khoan nhưng đáy móng tượng đã được đào sâu xuống hết lớp đất mượn là 5,9m, qua lớp đất nền 7m nữa, tất cả là 13m, đáy móng cũng đã được loe ra đến 16x10m nên không thể xảy ra sự cố gì được
* Vậy theo ông, chuyện lún nứt sạt lở ở bờ kè và mặt sân hành lễ là không nghiêm trọng?
- Rất nghiêm trọng đối với một công trình tầm cỡ và nhạy cảm như thế này, nhưng trong xây dựng đây là sự cố ở phần phụ của công trình và có thể khắc phục được.
Giải pháp thì tôi sẽ lên Điện Biên và cùng bàn với các bên liên quan, nhưng theo tôi, tốt nhất là lúc này đừng nên động đến nữa, bây giờ đụng vào không cẩn thận rất dễ chết người.
Tôi nói hết sức nghiêm chỉnh! Hãy để nó lún hết mức có thể trong mùa mưa này, sau đó dỡ ra và làm lại từ đầu, theo đúng trình tự khoa học cần phải có: có nghĩa là khảo sát lại, thiết kế lại và thi công lại. Chắc cũng phải mất hơn hai năm mới xong.
* Thưa ông, đó có phải là thời gian tối thiểu cần có để hoàn thành một công trình ở tầm cỡ như vậy?
- Vâng, tối thiểu. Vậy mà chúng tôi chỉ có không đầy nửa năm để làm tất cả. Lẽ ra chỉ nguyên việc khảo sát và làm móng bờ kè nếu làm đúng qui trình kỹ thuật thì cũng phải đến tháng sáu vừa rồi mới xong. Vậy mà toàn bộ công trình lại bị ép tiến độ phải xong trước tháng năm.
Từ lúc làm đã được “bật đèn xanh” là làm tạm thì tất nhiên nảy sinh tâm lý làm bừa, làm ẩu. Ai cũng nghĩ ẩu một tí không sao, rồi đằng nào cũng phải làm lại cơ mà, tất cả cùng ẩu thành ra nỗi này...
* Vậy theo ông, nếu làm lại được bờ kè thì đã có thể yên tâm công trình?
- Không đâu, phần nguy hiểm nhất không phải là phần lún nứt sạt lở mà mọi người nhìn thấy - tôi xin nhắc lại đó chỉ là kiến trúc phụ thôi - mà chính là ở bản thân bức tượng. Chính xác hơn là ở phần liên kết giữa tượng đồng và bệ tượng bằng bêtông.
Tôi có đề xuất phương án liên kết là tạo những khoảng lõm hình bán nguyệt trên mặt bệ, trong đó để khung thép chờ với kích thước 15x15cm. Khi đặt tượng lên sẽ đổ bêtông để bảo vệ kết cấu thép, đảm bảo liên két vững. Nhưng cuối cùng lại chọn phương án liên kết chỉ bằng bản thân trọng lượng của phần tượng ở trên. Nói thật là tôi không tin tưởng và tôi cảm thấy rất nguy hiểm.
* Trách nhiệm thuộc về những ai và đến đâu thì trước sau cũng sẽ có câu trả lời, nhưng với tư cách một KTS hành nghề, ông có thấy lương tâm cắn rứt? Và tương lai, trước những công trình “chào mừng” kiểu như thế này, liệu có ai trong giới có đủ can đảm từ chối hay là vẫn nhận - làm tạm - sự cố - sửa chữa... như thế này?
- Trước kia tôi cũng đã có lần đủ can đảm từ chối. Đó là khi công trình “đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn” (đối diện quảng trường Ba Đình) của tôi được Bộ Xây dựng chọn thi công gấp rút để chào mừng Đại hội Đảng 8.
Ông Ngô Xuân Lộc khi ấy làm bộ trưởng bảo tôi: “Làm gì mà kỹ tính thế. Nhanh lên, thời cơ có một không hai. Làm gì có ai có công trình được cả Bộ Chính trị đến cắt băng khánh thành”. Lúc ấy tôi còn đủ nhiệt huyết và tự trọng nghề nghiệp để kiên quyết từ chối: “Không xong được đâu anh ạ. Công trình ở giữa thủ đô, làm ẩu thế nào được”. Sau Đại hội Đảng gần một tháng rưỡi công trình mới hoàn thành.
Nhưng đối với tượng đài Điện Biên Phủ tôi không từ chối được bởi vì có rất nhiều người cần đến sự đồng ý của tôi để công việc được thuận buồm xuôi gió. Lãnh đạo thì cần công trình kỷ niệm, kỹ sư, công nhân thì cần việc làm. Mà tôi không làm thì cũng có người khác nhận thiết kế.
Nghĩ cũng buồn thật, không phải không có lúc lương tâm lên tiếng: hôm đang làm kè có mặt ông Trần Chiến Thắng - thứ trưởng Bộ VHTT - tôi cũng đã khuyến cáo về việc làm nhanh làm ẩu cho kịp tiến độ, ông Thắng cũng đã nhận ra sự nguy hiểm, nhất trí ngay và nhắc mọi người: “Quan trọng nhất là chất lượng, thời gian chỉ là một yếu tố phải lưu ý thôi”. Nhưng ông thứ trưởng nói rồi về HN, không để lại văn bản chữ ký gì, mà hằng ngày bao nhiêu là sự hối thúc...
Khảo sát, thiết kế, thi công đều có lỗi TT (Hà Nội) - Ngày 29-7, đoàn kiểm tra Bộ VH-TT do ông Nguyễn Phú Cường, phó vụ trưởng Vụ Mỹ thuật và nhiếp ảnh, dẫn đầu cùng với đại diện Sở VH-TT tỉnh Điện Biên, Sở Xây dựng Điện Biên và các bên liên quan đã có mặt tại công trình tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo biên bản: “Kiểm tra tại hiện trường cho thấy: trên các bức tường chắn đất bằng đá xây (kè K1, K2, K3, K5, K6 tổng chiều dài khoảng 235m) có nhiều vết nứt, nhiều vị trí bị lún, kẽ nứt rộng nhất 4cm, vị trí lún sâu nhất đến 30cm, các tuyến kè đều bị nghiêng ra ngoài, độ nghiêng trên đỉnh kè đã tách khỏi vị trí ban đầu đến 10cm... Toàn bộ mặt sân dưới chân tượng (trừ diện tích thuộc sàn mái khu đón tiếp và khu vệ sinh công cộng) được đắp bằng đất cấp phối sỏi suối hiện đã bị lún, võng, có chỗ lún sâu xuống so với vị trí ban đầu tới 50cm. Qua khảo sát bằng máy và mắt thường, móng, bệ tượng và tượng đài không thấy có hiện tượng lún, nứt, nghiêng. Các hạng mục khác của toàn bộ công trình chưa thấy hiện tượng gì xảy ra... Nguyên nhân gây lún, sụt, sạt lở kè: công tác khảo sát cho bước thiết kế kỹ thuật còn sơ sài, thiếu tài liệu khảo sát địa chất, thiếu thiết kế chi tiết, thiếu chỉ dẫn cụ thể chưa bám sát qui phạm. Khi thiết kế còn thiên về mặt kiến trúc, mỹ thuật, ít tính đến mặt kết cấu chịu lực. Thi công quá gấp gáp, vội vàng, phần đắp đất nền sân chưa kịp lu lèn theo qui trình qui phạm. Thi công tường kè chưa đảm bảo độ đặc chắc, chêm chèn chưa kỹ”. Đoàn kiểm tra Bộ VH-TT yêu cầu nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công có trách nhiệm phối hợp cùng với Trung tâm kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng và Trung tâm Chuyển giao công nghệ, quản lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẩn trương nghiên cứu thực địa, khảo sát chi tiết cụ thể địa hình, địa chất thiết kế bổ sung để khắc phục hệ thống kè và sân hành lễ một cách triệt để, bền vững lâu dài với phương án tối ưu nhất và hiệu quả nhất, báo cáo chủ đầu tư và các cơ quan chức năng xem xét để khắc phục trong thời gian sớm nhất. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Minh Viễn - phó Ban quản lý dự án di tích Điện Biên - cho biết công tác khảo sát địa hình tại khu vực công trình đã bắt đầu từ ngày 30-7 và sang đến 31-7 sẽ khảo sát địa hình. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận