30/09/2006 17:12 GMT+7

Phan Thị Kim Phúc và sự tôn vinh phụ nữ gốc Việt có nhiều đóng góp

V.THẢO
V.THẢO

TTO - 23-9 vừa qua, Trung tâm YWCA (Mỹ) đã tôn vinh 6 phụ nữ có những đóng góp tích cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng, giải thưởng "Thành tựu nổi bật hằng năm", Phan Thị Kim Phúc , cô gái nhỏ giữa làn bom napalm của Nick Ut ngày nào, giờ đây là một trong 6 phụ nữ được tôn vinh bởi những đóng góp của mình. The Salt Lake Tribune đã có bài giới thiệu về cô đại sứ thiện chí của UNESCO này.

2YDtKt3R.jpgPhóng to
Kim Phúc đang kể lại câu chuyện của đời mình tại lễ trao giải ở Trung tâm YWCA (Mỹ)
TTO - 23-9 vừa qua, Trung tâm YWCA (Mỹ) đã tôn vinh 6 phụ nữ có những đóng góp tích cực thiết thực nổi bật trong cộng đồng, giải thưởng "Thành tựu nổi bật hằng năm", Phan Thị Kim Phúc , cô gái nhỏ giữa làn bom napalm của Nick Ut ngày nào, giờ đây là một trong 6 phụ nữ được tôn vinh bởi những đóng góp của mình. The Salt Lake Tribune đã có bài giới thiệu về cô đại sứ thiện chí của UNESCO này.

Cách đây 34 năm, Kim Phúc là "nhân vật" trong bức ảnh đoạt giải của Pulitzer của phóng viên ảnh Nick Ut (Hãng thông tấn AP). 34 năm sau, chị đã là một phụ nữ ở tuổi 43 và là đại sứ thiện chí của UNESCO. Chị còn là người sáng lập ra quỹ Kim - một một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada để tìm cách giúp đỡ những trẻ em nạn nhân chiến tranh. Gải thưởng "Thành tựu nổi bật hằng năm" ghi nhận những việc làm vì cộng đồng của chị, một nạn nhân của chiến tranh và một người mẹ đặc biệt của những nạn nhân chiến tranh nhỏ tuổi khác.

Quá khứ đau thương

cCoaYWn4.jpgPhóng to

"Bức ảnh lịch sử" của Kim Phúc do phóng viên ảnh Nick Ut (Hãng thông tấn AP) chụp vào năm 1972. Bức ảnh đoạt giải Pulitzer và được ghi nhận là giúp tạo nên một luồng dư luận của công chúng tiến xa hơn trong việc chống lại cuộc chiến phi lý ở Việt Nam.

Một bé gái Việt Nam, 9 tuổi, trần truồng đang chạy trối chết khỏi trận bom đổ xuống ngôi làng của em. Da em bị cháy sém bởi bom napalm và khuôn mặt em nhăn lại trong tiếng la hét kinh hoàng... "Lần đầu tiên nhìn thấy bức hình đó, bạn đã phải kinh ngạc: Cái gì đã xảy ra với em gái nhỏ đó? Liệu em ấy có còn sống không? Và em gái nhỏ đó là tôi đây” – Kim Phuc "giới thiệu" một chút quá khứ buồn của chị với 1.200 khán giả tham dự buổi tiệc trao giải "Thành tựu nổi bật hằng năm" tại Trung tâm YWCA của thành phố Salt Lake vào hạ tuần tháng 9 vừa qua.

Kể lại những ngày tháng đau thương, chia sẻ câu chuyện khi chị cố gắng phục hồi vết bỏng do bom napalm, 14 tháng ròng sống trong đau khổ với 17 ca phẫu thuật... Kim Phúc khán phòng lặng thịnh và không ít khán giả rơi nước mắt. "Đau đớn không thể nào tưởng tượng được. Nhiều lúc tôi cứ ngỡ mình sẽ chết đi. Nhưng sức mạnh sâu thẳm bên trong của một cô gái nhỏ đã giúp tôi vượt qua", Kim Phúc kể lại.

Kim Phúc cũng cho biết thêm khó khăn nhất đối với chị không phải là vượt qua những đau thương mà chính là tha thứ cho những người đã bỏ bom ngôi làng chị và gây ra cho chị nhiều nỗi khổ đau. "Mọi người bảo tôi là một nạn nhân của chiến tranh, tôi muốn rời bỏ cuộc sống bơ vơ để được sống một cuộc sống hòa bình. Nhưng chính tôi cũng không biết mình muốn gì. Tôi sẽ mãi là một nạn nhân của chiến tranh, tôi hiểu điều đó", Kim Phúc chia sẻ.

"Mọi người cũng muốn biết tôi sẽ trách cứ những ai với những gì đã gây ra cho tôi nhưng tôi không thể giữ mãi hận thù trong lòng. Cuộc sống đã dạy tôi hiểu rằng tha thứ còn mạnh hơn bất kỳ vũ khí chiến tranh nào", người mẹ của 2 cậu con trai (9 và 12 tuổi) cho biết.

Được biết thêm rằng, 10 năm trước, năm 1996, tại buổi lễ Ngày cựu chiến binh ở Đài kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington D.C. - chị đã trở thành chủ đề cho cuộc gặp mặt và nói lời tha thứ cho một cựu chiến binh, người đã ra lệnh bỏ bom Trảng Bàng.

Quỹ Kim - sự chia sẻ những trẻ em đồng cảnh ngộ

qlbf2Ab6.jpgPhóng to
Kim Phúc tại lễ trao giải
Cảm động trước nhiệt tình của các bác sĩ và y tá đã chữa trị cho mình, chị đã quyết định sau chiến tranh sẽ theo đuổi nghiệp y khoa. Năm 1986, các viên chức chính quyền Việt Nam đã gửi cô Kim Phúc sang Cuba. Tại đây, chị được học tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha và gặp chồng tương lai của cô. Sau tuần trăng mật ở Moscow, năm 1992, chị và rời Cuba và đến định cư ở Canada.

"Nhân vật chính" của tấm ảnh đoạt giải Giải Pulitzer luôn theo chị. Định cư ở miền đất mới, Kim Phúc rất muốn trốn khỏi bức hình đã ám ảnh cuộc đời cô,không muốn đề cập đến “tai nạn nổi tiếng” của mình. Nhưng điều mong muốn đã không đến. Và khi các phương tiện truyền thông chân chị đến tận Canada xa xôi thì chị quyết định "Nếu không thể "trốn thoát" khỏi những bức ảnh đó thì tôi sẽ làm việc với nó", Kim Phúc nói về sự ra đời của quỹ Kim - một tổ chức phi lợi nhuận ra đời năm 1997, có trụ sở tại Canada để tìm cách giúp đỡ những trẻ em nạn nhân chiến tranh.

Giờ đây cô gái nhỏ ngày nào có thể đi khắp thế giới, gặp gỡ những quan chức và nói về những chuyện kinh hoàng của chiến tranh mà chị biết rất rõ. Quỹ Kim trở thành nơi giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh nhỏ tuổi vì với chị “Tôi không bao giờ quên hàng ngàn trẻ em ngây thơ không được chụp ảnh như tôi và không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào”.

"Đừng nghĩ rằng cô bé khóc vì đau và sợ hãi mà hãy nghĩ rằng cô ấy đang khóc vì khát vọng hòa bình", Kim Phúc kết thúc chia sẻ của mình tại buổi lễ tôn vinh giải thưởng.

V.THẢO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên