Phóng to |
1. "Tôi đã làm tất cả những gì có thể để góp phần chấm dứt một cuộc chiến tranh không cần thiết” - ông Walter D.Teague, bác sĩ tâm lý người Mỹ, mở đầu cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ.
Từ năm 1965, chàng thanh niên 21 tuổi Walter đã nhiệt tình tham gia phong trào phản chiến để vận động chấm dứt cuộc chiến tại VN.
“Ngày ấy, chúng tôi đã chiến đấu từng ngày trên một mặt trận không có tiếng súng nhưng lại hết sức khó khăn, phức tạp để giành giật lấy từng sự thay đổi nhỏ trong cái nhìn của người Mỹ về cuộc chiến tại VN” - ông hồi tưởng.
“Không có chiến tranh VN mà chỉ có cuộc chiến của người Mỹ gây ra ở VN. Những người VN không đến đánh chiếm đất nước Mỹ. Họ cũng chẳng khơi mào cho cuộc chiến này. Họ chỉ phản kháng để giành lại độc lập, tự do chính đáng cho đất nước của họ - ông nhớ lại cuộc vận động 40 năm trước.
Có thể đối với các bạn, sự giải thích này là một lẽ tất nhiên, là một điều gì đó chẳng cần bàn cãi nhiều. Nhưng tại đất nước tôi khi ấy, thật khó mà làm cho mọi người hiểu được điều này".
Tiếp đó, ông đã tìm cách để người Mỹ hiểu rõ hơn về những người lính VN, những người đang ngày đêm hi sinh để bảo vệ cho ước vọng giải phóng quê hương của mình. Ông đã vận động để người Mỹ hiểu rằng "Việt cộng" không phải là kẻ thù của Mỹ.
Mở chiếc điện thoại di động, ông giới thiệu những tấm hình hoạt động của ông thời đó: các cuộc biểu tình, những phù hiệu phản chiến mà ông và các bạn cài lên ngực áo cho mọi người nhằm tuyên truyền mạnh mẽ hơn về tính phi nghĩa của cuộc chiến của người Mỹ tại VN.
Ông kể có lần trong lúc đi biểu tình, mọi người mang theo lá cờ xanh đỏ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN. Và một đám đông đã tấn công, buộc tội những người biểu tình theo "Việt cộng".
Quả thật, trong suốt thời gian đấu tranh phản chiến, ông đã gặp rất nhiều những sự phản đối như vậy nhưng "chúng tôi không nao núng, vì chúng tôi tin vào lý tưởng bảo vệ hòa bình của mình".
Phóng to |
Bà Jean McLean - Ảnh: T.T.D. |
2. Bà Jean McLean hai lần ngồi tù vì đã tham gia quyết liệt phong trào phản đối chiến tranh VN và chống lại sự can dự của chính quyền Úc vào cuộc chiến. Từ khi còn là sinh viên, bà không bao giờ vắng mặt trong những lần xuống đường ở thành phố Melbourne.
Bà là một trong những người sáng lập phong trào "Save our sons" chống lại chính sách chiến tranh của chính quyền Úc và phong trào "Moratorium" kêu gọi kết thúc ngay lập tức chiến tranh.
Năm 1969, bà khăn gói đến miền Bắc VN để tận mắt chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh. Những hố bom, những người bị thương tật tại các bệnh viện đã khiến bà càng tin sự hậu thuẫn hoàn toàn của mình dành cho nhân dân VN là đúng.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, bà cùng những người bạn tại Úc lập tổ chức hữu nghị Úc - Việt để vận động quyên góp giúp VN khắc phục hậu quả chiến tranh.
Mãi đến năm 1977 bà mới thực hiện lời hứa với một người bạn VN đến TP.HCM để "nhảy múa trên đường phố" mừng ngày đất nước VN thống nhất. Đến nay bà đã tám lần đến VN và lần nào bà cũng cảm nhận được những đổi thay của "quê hương thứ hai".
Trong dịp kỷ niệm ngày 30-4, bà nhận thấy TP.HCM không chỉ nhắc lại quá khứ chiến tranh mà còn tạo ra những lễ hội nhiều màu sắc, âm nhạc để "cho thấy một đất nước đang hướng tới tương lai".
Bà chúc: "VN luôn được sống trong hòa bình, người dân bình đẳng và nhất là kinh tế ngày một thịnh vượng" và hi vọng mối quan hệ của cá nhân bà với VN ngày càng bền chặt.
Phóng to |
Ông André Menras - Ảnh: T.T.D |
Một trong hai con người dũng cảm đó là André Menras, thường tự hào gọi tên tiếng Việt của mình là Hồ Cương Quyết.
Tháng 9-1968, chỉ sáu tháng trước chiến dịch Mậu Thân, André Menras sang dạy tiếng Pháp ở miền Nam trong khuôn khổ hợp tác văn hóa giữa Chính phủ Pháp và chính quyền Sài Gòn lúc đó. Sau một thời gian ngắn dạy học ở Đà Nẵng rồi Sài Gòn, ông nhanh chóng có cảm tình với cách mạng, cụ thể là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN.
Sau vụ cắm cờ, ông bị chính quyền Sài Gòn xử tù hai năm rưỡi. Lý do của hành động đó được ông giải thích thật giản đơn: “Nước Pháp chúng tôi rất tôn trọng ba chữ “tự do - bình đẳng - bác ái”.
Là một người thầy giáo, những tôn chỉ này luôn là tiêu chuẩn sống của tôi. Do đó, khi dạy học dưới chế độ Sài Gòn, khi chứng kiến hiện thực cuộc sống quanh mình, tôi ngày càng nhận ra tại đây, dưới chế độ đó, quyền tự do - bình đẳng - bác ái ấy của những người xung quanh tôi đang bị vi phạm.
Và do đó, những tư tưởng cách mạng của nhân dân các bạn đi vào tôi tự lúc nào đến chính tôi cũng khó nhận ra”. Ông kể mỗi ngày trôi qua trong tù, càng được tiếp xúc với các bạn tù - những nhà cách mạng VN, ông lại càng thấy mình đã có lý khi hành động như vậy.
Hiện là chủ tịch của Hiệp hội Hữu nghị phát triển trao đổi sư phạm giữa Pháp và VN, hằng năm ông đều dành khoảng hai tháng đến thăm và làm việc tại VN.
Khi được hỏi về những dự định sắp tới, ông đưa tay nâng niu những chiếc huân chương trên ngực áo: “Tôi sẽ cố gắng nhiều nhất có thể để thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa hai đất nước, hai dân tộc Pháp - Việt. Thật tự hào vì được là một người con của cả hai dân tộc: Pháp và VN”.
4. Tại buổi gặp mặt ở dinh Thống Nhất chiều 1-5, bà Nguyễn Thị Bình - nguyên phó chủ tịch nước, chủ tịch Quĩ Hòa bình và phát triển VN - nhận xét niềm vui của nhân dân VN "tăng lên gấp bội với sự có mặt của các bạn".
Vâng, chúng ta không thể nào quên sự hậu thuẫn hết mình của những người bạn lớn này trong cuộc kháng chiến và VN vẫn cần những tấm lòng cao đẹp đó trong cuộc chiến đấu mới vì sự hòa hợp dân tộc, phát triển đất nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận