19/07/2014 15:56 GMT+7

Nhà nông và nhà giáo

THẠCH THỊ SONG PHI (Sóc Trăng)
THẠCH THỊ SONG PHI (Sóc Trăng)

TTC - Giữa hai “nhà” này có những nét trái ngược nhau như nhà nông thì lao động bằng chân tay, cơ bắp; nhà giáo thì lao động bằng trí óc, tinh thần. Nhưng ngẫm cho kỹ thì vẫn có những nét tương đồng nhau về nghề nghiệp.

- Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý; còn nghề nông có tầm quan trọng hàng đầu nhất trong các ngành hàng đầu.

- Nhà nông thì cày bằng trâu trên ruộng; nhà giáo thì “cày” bằng cây viết trên giáo án. Cả hai cùng chung mục đích “cày” là để kiếm tiền sinh sống.

- Nhà nông vui khi nhìn thấy lúa mẩy hạt, buồn khi lúa có nhiều hạt lép. Nhà giáo vui khi nhìn thấy học sinh tiến bộ, ngoan chăm; buồn khi thấy học sinh quậy phá…

- Nhà nông ngoài giờ làm ruộng còn tranh thủ dạy con; nhà giáo ngoài giờ dạy học còn tranh thủ làm ruộng để có thêm thu nhập.

- Nhà nông đến mùa xuống ruộng thì rủ nhau đi cấy lúa; đi sạ lúa, sau đó đi dặm lại những chỗ lúa thưa. Nhà giáo đến mùa kết thúc năm học thì tranh thủ “dặm điểm” vào những cột còn trống. Nếu không nhiều thì “dặm điểm” cho đẹp và cho “khách quan”; nếu quá xá nhiều và cần cho đủ chỉ tiêu thì “sạ điểm” vô tội vạ.

- Nhà nông thăm ruộng mỗi ngày; nhà giáo đến lớp mỗi buổi. Nhà nông đứng ngồi không yên khi gặp điệp khúc “trúng mùa rớt giá”. Nhà giáo đứng ngồi không yên khi “việc thi cử thay đổi xoành xoạch…

- Nhà nông bán lúa xong, tiền qua tay trả nợ; nhà giáo nhận lương xong, sống được vài tuần rồi… mượn tiền nhà nông (gia đình cha mẹ làm nghề nông).

Có “định nghĩa” cho rằng: “Người thầy giáo là người nông dân cá thể, có nghề phụ là nghề dạy học”.

elrhbUZc.jpg

Tuổi Trẻ Cười số 503 ra ngày 15/7/2014 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

THẠCH THỊ SONG PHI (Sóc Trăng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên