Indonesia: quân đội mạnh nhất Đông Nam Á?Căng thẳng Indonesia - Malaysia về “người giúp việc” Tàu chiến tàng hình của Indonesia cháy rụi
Phóng to |
Vụ đánh bom trên đường Orchard năm 1965 làm 3 người thiệt mạng và 33 người bị thương - Ảnh: Straitstimes |
Lãnh đạo Singapore đã chỉ trích Indonesia đào xới lại vết thương quá khứ khi lấy tên hai lính thủy đánh bộ Indonesia từng thực hiện vụ đánh bom một ngân hàng trên đường Orchard ở Singapore hồi năm 1965 làm ba người thiệt mạng và 33 người bị thương. Singapore sau đó xử tử hai lính Indonesia vào năm 1968. Câu chuyện này có lẽ sẽ chẳng còn được mấy người nhắc tới cho đến cách đây vài ngày khi Indonesia quyết định đặt tên cho một tàu chiến mới mua của Anh bằng tên của hai người lính đặt bom kia. Indonesia đến giờ vẫn coi hai người lính này là anh hùng dân tộc.
Quyết định ngay lập tức dẫn tới cuộc đấu khẩu về ngoại giao giữa hai nước, vốn diễn ra khá thường xuyên trong giai đoạn gần đây từ chuyện khói vì cháy rừng cho tới chuyện cấm xuất khẩu cát. Mới cuối hè năm ngoái, hai nước đã liên tục hục hặc quanh chuyện khói từ cháy rừng của Indonesia. Jakarta đã có lúc từ chối thẳng sự hỗ trợ từ Singapore liên quan tới việc này.
“Xới vết thương cũ”
Vụ xử tử hai lính Indonesia hồi năm 1968, bất chấp lời xin ân xá từ cố tổng thống Suharto, đã khiến dấy lên làn sóng biểu tình chống Singapore ở Jakarta khi đó. Sứ quán và khu nhà ở của cán bộ ngoại giao Singapore khi đó đã bị tấn công để trả đũa vụ việc. Thi thể của hai người lính bị tử hình được chính quyền Indonesia chôn cất trang trọng. Quan hệ hai nước đóng băng gần năm năm cho đến khi Singapore làm cử chỉ dàn hòa.
“Singapore coi đây là một chương khó khăn trong lịch sử song phương và đã được khép lại hồi tháng 5-1973 khi (thủ tướng khi đó) Lý Quang Diệu tới thăm và rải hoa trên mộ hai lính thủy đánh bộ” - Bộ Ngoại giao Singapore nói trong một tuyên bố hôm 5-2. Singapore chỉ trích quyết định của hải quân Indonesia là “xới lại vết thương cũ, không chỉ với những nạn nhân và gia đình họ, mà còn với cả công chúng Singapore”.
Ông Djoko Suyanto, bộ trưởng điều phối về các vấn đề pháp luật, chính trị và an ninh Indonesia, cho rằng các nước không nên can thiệp vào chuyện nội bộ của họ. “Indonesia có quy định, luật lệ, quy trình và tiêu chí để đặt tên một vị anh hùng. Các nước bên ngoài không nên can thiệp” - ông nói với báo giới ở Jakarta hôm 6-2. Ít nhất một phó thủ tướng và ba bộ trưởng của Singapore đã lên tiếng bày tỏ không hài lòng về việc đặt tên tàu này. Một số chất vấn về động cơ của phía Indonesia. Mọi kêu gọi đổi tên đều bị phía Indonesia từ chối và coi vấn đề như đã quyết.
Vụ đánh bom tháng 3-1965 diễn ra trong một giai đoạn phức tạp khi Indonesia đang đối đầu với Liên bang Malaysia (tuyên bố thành lập tháng 9-1963 bất chấp sự phản đối của Indonesia). Tình hình Malaysia - Indonesia khi đó thực tế giống một cuộc chiến quy mô nhỏ với một loạt sự đụng độ ở biên giới và đánh bom rải rác trong suốt ba năm liền cho đến khi hai bên ký được thỏa thuận hòa bình vào năm 1966. Vào thời điểm vụ đánh bom, Singapore vẫn còn thuộc Liên bang Malaysia và chỉ tách ra tuyên bố độc lập vào tháng 8-1965.
“Không nhạy cảm”
Bài xã luận trên tờ Jakarta Post hôm 8-2 chỉ trích chính quyền vì “không nhạy cảm” trong chuyện ra quyết định đặt tên - điều có thể giúp tránh cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện tại. “Quyết định đặt tên chắc chắn đã được tranh luận kỹ lưỡng và những người liên quan thừa biết điều này sẽ khiến Singapore tức giận” - tờ báo viết. Tờ báo cho rằng việc đổi tên giờ là rất khó khi “tinh thần dân tộc đang dâng cao” vì đây là năm bầu cử. Tờ báo nói Indonesia thường chỉ trích các nước láng giềng là thiếu để ý đến suy nghĩ của Jakarta. “Trong tương lai, liệu chúng ta có thể để ý hơn được không?” - tờ báo đặt câu hỏi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận