Nam Phi tất bật chuẩn bị tang lễ cho Nelson MandelaAn ninh tang lễ ông Mandela được chuẩn bị ra sao?
Phóng to |
Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc điếu văn tại lễ tang ngày 10-12 - Ảnh: Reuters |
Hơn ba năm sau, ông trở lại trong yên nghỉ. Trời mưa tầm tã như cũng tiếc thương cho một nhân vật kiệt xuất. Buổi tang lễ chính thức diễn ra trong bốn giờ (từ 16g-20g giờ Việt Nam), với hơn 100 nguyên thủ quốc gia và các nhân vật nổi tiếng từ khắp thế giới về tham dự. Dường như không ai muốn lỡ cơ hội ngắm nhìn lần cuối người anh hùng vĩ đại của Nam Phi.
Hàng chục ngàn người dân trên khán đài sân vận động FNB cũng thế. Họ cầm di ảnh của Nelson Mandela và cờ Nam Phi nhảy múa, ca hát tưởng nhớ cuộc đời của “một người vĩ đại”. Mặc dù mưa lớn, ùn tắc giao thông, hàng đoàn người vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ soát vé để vào được sân vận động. BBC tường thuật đám đông đến dự trong tinh thần đoàn kết, sùng kính Nelson. Họ hô vang tên ông, giậm chân, vỗ tay sau những bài hát, câu khẩu hiệu được cất lên.
Các lãnh đạo thế giới cũng lần lượt xuất hiện trên bục để có lời chia tay với Mandela. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon một lần nữa ngợi ca lòng nhân từ của nhà lãnh đạo Nam Phi: “Mandela chán ghét lòng thù hận chứ không chán ghét con người. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy quyền lực của sự tha thứ. Ông là món quà duy nhất”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vinh danh Mandela tại sứ quán Nam Phi ở Matxcơva bằng những lời đẹp đẽ nhất khi so sánh Nelson với cố lãnh tụ Ấn Độ Mahatma Gandhi và nhà văn Liên Xô từng đoạt giải Nobel Alexander Solzhenitsyn. “Không nghi ngờ gì nữa, ông là một người bạn vĩ đại của nhân dân Nga” - ông Putin nói với các phóng viên.
An ninh thắt chặt ở mức tối đa khi sự kiện này có nhiều nguyên thủ quốc tế đến dự. AP đưa tin 11.000 cảnh sát được bố trí vòng trong, vòng ngoài quanh khu vực sân vận động để đảm bảo an toàn. Khu vực khán đài các nguyên thủ ngồi được lắp kính chống đạn. CNN đưa tin Nam Phi đã huy động một biệt đội quân tinh nhuệ gồm các tay súng bắn tỉa, đội chó nghiệp vụ tuần tra xung quanh sân FNB cùng máy bay trực thăng và phản lực quần thảo phía trên để ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu tấn công.
Sau lễ tang, di hài của Nelson Mandela được đưa về đặt tại Union Buildings ở Pretoria - tòa nhà Chính phủ Nam Phi - để người dân đến viếng từ ngày 11 đến 13-12. Nghi lễ an táng ông sẽ được cử hành trọng thể tại làng Qunu vào ngày 15-12.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viếng tại Hà Nội Hôm qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu đại diện Nhà nước Việt Nam đã đến Đại sứ quán Nam Phi, đặt vòng hoa viếng cựu tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi Nelson Mandela. Chia buồn cùng cán bộ và nhân viên sứ quán, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ: “Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vô cùng thương tiếc cựu tổng thống Nelson Mandela, lãnh tụ kiệt xuất không chỉ của nhân dân Nam Phi và châu Phi mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, người đã dành cả cuộc đời mình đấu tranh kiên cường cho tự do và bình đẳng. Nelson Mandela sẽ mãi mãi là biểu tượng của hòa bình và công lý”. Trong ngày, nhiều đoàn đại biểu đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan hữu quan của Việt Nam đã đến Đại sứ quán Cộng hòa Nam Phi tại Hà Nội đặt vòng hoa viếng và ký sổ tang. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận