Brazil bắt đầu “phiên tòa thế kỷ”
Phóng to |
Phiên tòa xử vụ án tham nhũng này đã được truyền hình quốc gia Brazil trực tiếp suốt hơn ba tháng qua kể từ ngày 3-8-2012. Đây được xem là vụ tham nhũng chính trị nghiêm trọng từng được báo chí nước này mô tả là “vụ án thế kỷ”, do liên quan đến hàng loạt chính trị gia, doanh nhân, chủ ngân hàng ở Brazil và từng làm chao đảo chính quyền tổng thống Luiz Lula da Silva. Đài truyền hình quốc gia Brazil cho biết trong những ngày tiếp theo sẽ còn có nhiều bản án nữa đối với những cựu quan tham khác, những nhân vật từng có lúc được xem là không có ai dám “sờ gáy” ở Brazil!
Gần 70 năm tù cho các quan tham
Theo AFP, chánh văn phòng nội các của ông Lula từ năm 2003-2005 Dirceu, 66 tuổi, là một trong 25 người bị buộc tội lãnh đạo mạng lưới hối lộ để mua phiếu của các nghị sĩ cho Đảng Lao động (báo chí gọi là mensalao) trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Lula (2003-2007) và tài trợ trái phép chiến dịch vận động tranh cử cho ông Lula thắng cử.
“Trách nhiệm của bị cáo này là rất lớn. Ông ta đã lợi dụng vị trí là người lãnh đạo Đảng Lao động cầm quyền và trong chính phủ để hối lộ và tham nhũng” - cáo trạng nêu rõ ngay từ đầu phiên tòa xét xử vào tháng 8-2012.
Là bị cáo chính trong vụ án tham nhũng này, ngoài án tù, ông Dirceu còn phải nộp phạt 328.000 USD. Luật sư của ông Dirceu cho biết cựu chính trị gia này sẽ kháng án.
Cùng ngày 12-11, cựu chủ tịch Đảng Lao động Jose Genoino cũng bị tuyên 6 năm 11 tháng tù và bị nộp phạt 234.000 USD.
Trong số 37 bị cáo của “phiên tòa thế kỷ” này, có 25 người đã thừa nhận tội trạng của mình có tham gia mạng lưới hối lộ, tham nhũng này.
Bị cáo Dirceu và Genoino cũng như cựu thủ quỹ Đảng Lao động Delubio Soares đã bị tuyên án về tội “tham nhũng tích cực”. Bản án của Soares sẽ được công bố trong những ngày tới.
Các thẩm phán cho rằng ba bị cáo này đã đưa tiền mua chuộc các nghị sĩ thông qua Marcos Valerio, nhân vật trực tiếp điều hành mạng lưới đưa tiền mua phiếu này. Marcos Valerio đã bị kết án 40 năm 4 tháng tù về tội hối lộ, tham nhũng, rửa tiền và gian lận cũng như còn bị nộp phạt 1,4 triệu USD.
“Quyết định này là một bước quan trọng tiến đến xác lập một khái niệm mới là không ai không thể bị trừng phạt, dù đó là những chính trị gia và những quan chức quyền lực nhất Brazil một khi họ lạm dụng của công cho mục đích cá nhân. Đất nước Brazil đã hành động quyết liệt để đấu tranh chống tham nhũng và phục hồi lòng tin của công chúng đối với hệ thống pháp luật” - Wall Street Journal dẫn lời ông Frank Vogl thuộc Tổ chức Minh bạch quốc tế nhận định.
Giáo sư Vilhena Vieira, chủ nhiệm quỹ Vargas Getulio thuộc Trường luật Sao Paulo, khẳng định việc xét xử thẳng tay này sẽ giúp Brazil thiết lập một tiền lệ pháp lý mạnh mẽ nhằm ngăn chặn tham nhũng ở nước này hiện nay. “Nhà cầm quyền đang gửi đi tín hiệu mạnh mẽ cho những nhà điều hành các tổ chức ở Brazil rằng họ không thể sử dụng tổ chức để che đậy những hành vi phạm tội của mình” - ông Vieira nhấn mạnh.
“Cú đấm thép” của “bà đầm thép”
Lên nắm quyền gần hai năm, dù là người được ông Lula đưa lên và cùng đảng, song nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff vẫn quyết liệt theo đuổi chính sách “bàn tay sắt” chống tham nhũng. Bà đã cách chức, sa thải năm bộ trưởng trong chính phủ và ra lệnh xét xử hàng loạt nhân vật cộm cán trong nhiều lĩnh vực khác, sau khi báo chí đăng tải những thông tin tố cáo hành vi tham nhũng của họ.
Theo New York Times, phần lớn quan chức đã bị trừng trị đều thuộc Đảng Lao động cầm quyền ở Brazil. Cũng nhờ chính sách “bàn tay sắt” này, uy tín của bà Dilma Rousseff và Đảng Lao động đang ngày một tăng cao. Tại Brazil, trong 12 tháng qua chỉ số uy tín của tổng thống và Đảng Lao động đã tăng lên tới mức chưa từng có: 70%.
Theo số liệu của Tổ chức Liên kết công đoàn FIESP, chỉ riêng năm 2010 tổng số tiền tham nhũng tại các cơ quan nhà nước đã là 33 tỉ USD, chiếm gần 2,3% GDP của Brazil.
Chiến dịch “bàn tay sắt” được người dân Brazil gọi là chiến dịch “dọn dẹp buổi sáng”. Nhưng xem ra bà Dilma có vẻ không đồng tình với từ “dọn dẹp buổi sáng” này. “Việc dọn dẹp thường được mọi người làm từ 6-8g sáng nhưng trên cương vị tổng thống, việc giám sát chi tiêu ngân sách quốc gia là việc làm liên tục và không bao giờ được gián đoạn” - bà Dilma Rosseff nhấn mạnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận