Người bảo lãnh cho Julian Assange phải nộp 150.000 USDXem các tin bài về Nhà sáng lập WikileadsJulian Assange trên Tuổi Trẻ Online
Phóng to |
Trong thông báo ra ngày 25-10, WikiLeaks chỉ trích những “chính sách không thể lý giải nổi” của chính quyền Mỹ đã dẫn đến tình trạng binh lính nước này ngược đãi tù nhân nhưng không hề bị trừng phạt.
Thông báo trích dẫn lời người sáng lập trang mạng WikiLeaks Julian Assange nói Mỹ đã áp dụng chính sách tàn bạo tại các nhà tù tối tăm, nơi luật pháp và nhân quyền hoàn toàn bị quên lãng.
Đơn cử như việc các cuộn băng ghi hình những buổi thẩm vấn nghi phạm khủng bố bị hủy để nhân viên điều tra mặc sức tra tấn thể xác tù nhân - một hành động vốn bị pháp luật nghiêm cấm.
Một tài liệu dài 13 trang do WikiLeaks tiết lộ còn đề cập chi tiết hai kỹ năng thẩm vấn được lực lượng đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu tại Iraq áp dụng là “tiếp cận cảm xúc yêu” và “gây sự sợ hãi”.
“Tiếp cận cảm xúc yêu” là phương pháp khơi gợi lên tình cảm gia đình, đồng chí, tình yêu quê hương nơi tù nhân. Trong khi đó, “gây sự sợ hãi” buộc người thẩm vấn phải to tiếng, áp đảo nghi phạm, buộc đối tượng bị tra khảo nghĩ rằng họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc khai báo.
Một trong những tài liệu sắp được WikiLeaks công bố cho thấy “chính sách gán số cho tù nhân” của Mỹ. Tài liệu này liên quan đến việc một số tù nhân “biến mất” một cách bí hiểm, tên của họ bị đưa ra khỏi hồ sơ quân đội Mỹ và những con người này chỉ còn tồn tại dưới dạng những con số.
Theo ông Assange, những chính sách trên cho thấy “sự quá đà” của Mỹ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống lại những “kẻ thù giấu mặt”.
Sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng, chính quyền cựu tổng thống George W. Bush đã thiết lập một trại giam tại căn cứ hải quân của Mỹ ở vịnh Guantanamo (Cuba) và giam giữ khoảng 800 nghi can khủng bố. Tính đến giữa tháng 9-2012, vẫn còn 167 người chưa được trả tự do.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận