Phóng to |
Trao đổi với Tổng thống Correa, bà Christine nói rằng “dựa trên trình tự lịch sử các cuộc điều tra ở Thụy Điển, và dựa trên sự thật hiển nhiên” thì không có gì để nghi ngờ các cáo buộc chống lại con trai bà là một vụ đàn áp chính trị.
Bà Christine bày tỏ sự lo ngại về những gì có thể xảy ra với con trai nếu ông Julian bị Chính phủ Anh dẫn độ về Thụy Điển, từ đó sẽ bị chuyển về Mỹ để đối mặt với sự trừng phạt vì đã công bố các tài liệu quân sự và ngoại giao của Mỹ.
Bà Christine không tiết lộ nội dung cụ thể cuộc đối thoại với Tổng thống Correa, chỉ nói rằng bà trông cậy vào sự cảm thông của ông. “Ngài tổng thống và các bộ trưởng của ông là những người rất thông minh và nhân hậu. Họ rất am hiểu về vụ việc. Tổng thống và ngoại trưởng tin rằng vấn đề có động cơ chính trị” - bà Christine nói.
Tổng thống Correa trấn an bà Christine rằng “Ecuador là một đất nước có truyền thống nhân văn to lớn và luôn tôn trọng nhân quyền”. “Điều quan trọng nhất mà ông Julian có thể yên tâm là phía Ecuador đang xem xét lời đề nghị của ông với tinh thần trách nhiệm cao nhất” - Tổng thống Correa nói.
Tổng thống Correa cho biết ông tôn trọng nước Anh, Thụy Điển và người Mỹ, và cho rằng việc ông Julian xin tị nạn cần được tham vấn với các bên liên quan. Nhưng ông khẳng định Ecuador không chịu sức ép từ bất kỳ bên nào, “Ecuador sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền của mình”.
Trước đó, Ecuador đã mời nhà điều tra Thụy Điển đến thẩm vấn ông Julian tại Đại sứ quán nước này ở London. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ricardo Patino Patino ngày 2-8 cho hay phía Thụy Điển đã từ chối đề nghị này. “Quyết định của Thụy Điển khiến tình hình trở nên phức tạp hơn”.
Ngoại trưởng Patino nói Ecuador sẽ chính thức đưa ra phản hồi trước thỉnh cầu tị nạn của ông Julian Assange vào ngày 12-8, sau khi kết thúc Thế vận hội London. Ông Patino khẳng định Ecuador sẽ bảo vệ cuộc sống và các quyền tự do của ông Julian.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận