Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, các ngoại trưởng đã họp và hành động cho những vấn đề rất khó, trong đó tranh chấp biển Đông là vấn đề lớn nhất.
Trong quá khứ, các tuyên bố chung thường ghi lại những quyết định của ASEAN. Không có tuyên bố chung, không những Campuchia không đưa ra được quan điểm của ASEAN về vấn đề tranh chấp biển Đông mà còn cả những vấn đề khác mà ASEAN đã thảo luận.
Sự bất đồng này phản ánh một mối nguy cơ mà các thành viên sáng lập ra ASEAN vô cùng lo ngại. Đó là việc nếu ASEAN không duy trì được sự thống nhất thì các thế lực bên ngoài sẽ can thiệp vào công việc nội bộ của Đông Nam Á. ASEAN có trách nhiệm bảo vệ sự độc lập của khu vực trước áp lực và sự xâm lấn của các thế lực bên ngoài.
Đây là kẽ nứt đầu tiên của con đê bảo vệ sự độc lập của ASEAN. Phnom Penh muốn đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục viện trợ cho Campuchia vào năm tới khi nước này thôi giữ chức chủ tịch ASEAN.
Các hoạt động của ASEAN tuần qua được đánh giá là “tối quan trọng” đối với khu vực. Rõ ràng là sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN có thể cản trở sự hình thành của Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, dẫn tới nguy cơ ASEAN bị chia rẽ thành các nước nằm trong đất liền và các nước ven biển.
Campuchia như cho thấy nước này đang giữ thái độ ôn hòa với Trung Quốc. Điều này sẽ khiến việc đàm phán COC với Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn. Philippines và các nước ASEAN khác cũng khó có thể tin tưởng Campuchia sẽ giữ bí mật các quan điểm đàm phán của các nước này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận