* Tổng thống Syria sẵn sàng từ chức
Cảnh sát Anh triệu tập ông chủ WikileaksJulian Assange lý giải việc xin tị nạn ở EcuadorÔng chủ Wikileaks bị vây hãm tại tòa đại sứ Ecuador
Phóng to |
Tổng thống Bashar Assad và tướng Manaf Tlass những năm 1990 - Ảnh: Haaretz |
Đợt công bố tài liệu về Syria lần này của Wikileaks nhiều gấp 10 lần số lượng điện tín ngoại giao Mỹ bị Wikileaks phơi bày trong năm 2010.
Theo người phát ngôn của Wikileaks - bà Sarah Harrison, những email được công bố là của các nhân vật chính trị, quan chức Chính phủ Syria và những công ty có liên quan đến chính quyền Syria. Wikileaks thu thập các email này từ tháng 8-2006 đến tháng 3-2012, tức bao gồm cả thời gian bạo lực bắt đầu bùng phát ở Syria từ đầu năm 2011.
Tại buổi họp báo, bà Harrison trích đọc phát biểu của ông Julian Assange rằng: “Những tài liệu này không chỉ giúp chúng ta chỉ trích một nhóm hay một phe nào, mà còn giúp thấu hiểu những lợi ích, hành động và tư tưởng của họ. Chỉ khi hiểu được những nguyên nhân gây nên xung đột, ta mới có hi vọng giải quyết nó”.
Theo Wikileaks, bộ hồ sơ tên Tài liệu Syria sẽ soi rõ hoạt động nội bộ chính phủ và kinh tế Syria, các quan chức chính phủ giao dịch tài chính với nước ngoài ra sao, đồng thời “tiết lộ phương Tây và các doanh nghiệp nước ngoài đã nói một đằng làm một nẻo như thế nào”.
Những email viết bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó có 400.000 email viết bằng tiếng Ả Rập và 68.000 sử dụng tiếng Nga. Đối tác thông tin của Wikileaks sẽ đăng tải những email này gồm báo Al-Akhbar (Libăng), báo Al-Masry Al-Youm (Ai Cập), Đài truyền hình ARD (Đức), tuần báo L’Espresso (Ý), trang tin Owni (Pháp) và báo Publico (Tây Ban Nha).
Phóng to |
Wikileaks bắt đầu đăng tải 2,4 triệu email tiết lộ thông tin về chính quyền Syria - Ảnh chụp màn hình |
Trước đây, Wikileaks từng hợp tác với hai nhật báo hàng đầu thế giới là New York Times (Mỹ) và Guardian (Anh) nhưng các quan hệ này trở nên căng thẳng về sau.
Wikileaks cho biết chưa thể xác nhận tất cả email vì số lượng quá nhiều, nhưng tổ chức này tự tin phần lớn email là “chính hãng”.
Thông tin đầu tiên được công bố là việc Công ty Selex Elsag thuộc Tập đoàn công nghệ quốc phòng Finmeccania (Ý) đã bán thiết bị truyền thông di động cho cảnh sát Syria từ đầu tháng 2-2012. Thiết bị này cho phép bảo đảm an toàn và mã hóa thông tin liên lạc gửi về từ các phương tiện vận tải và trực thăng. Công ty Selex Elsag khẳng định kỹ thuật này hoàn toàn sử dụng vì mục đích dân sự.
Email của Wikileaks còn cho biết Selex Elsag đã cử chuyên viên đến Damascus trong tháng 2 để huấn luyện sử dụng thiết bị. Việc giao dịch diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu đã áp dụng lệnh cấm vận toàn diện lên chính quyền Syria.
Tổng thống Syria sẽ từ chức?
Trả lời phỏng vấn nhật báo Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 5-7, Tổng thống Bashar al-Assad cho biết sẵn sàng từ chức sau tổng tuyển cử.
“Nếu sự ra đi của tổng thống là vì lợi ích của người dân thì tổng thống nên từ chức. Đây là điều hiển nhiên” - Tổng thống Assad nói. Tuy nhiên, ông Assad nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất là mọi việc phải được quyết định từ chính bên trong Syria chứ không phải từ bên ngoài”.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác bỏ tin rằng nước Nga đang đề nghị cho tổng thống Assad tị nạn chính trị, cho rằng tin đồn này là nỗ lực nhằm đánh lừa công chúng hoặc do thiếu hiểu biết về lập trường của Nga. “Nói về số phận của ông Assad lúc này là điều vô nghĩa cho đến khi người Syria ngồi lại với nhau tại bàn đàm phán” - Ngoại trưởng Lavrov nói.
Trả lời phỏng vấn báo Cumhuriyet, ông Assad cảnh báo Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngừng “can thiệp” vào chuyện quốc gia của Syria. Ông Assad cáo buộc Thủ tướng Erdogan cố gắng kích động một cuộc chiến sắc tộc ở Syria bằng việc hỗ trợ vũ trang cho “khủng bố”.
Trong một diễn biến khác, chuẩn tướng Manaf Tlass, chỉ huy cao cấp trong quân đội Syria và là bạn từ thuở nhỏ của Tổng thống Assad, đã đào tẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trang tin Syria Steps thân chính phủ cho biết ông Tlass “chạy trốn” sau khi phát hiện bị cơ quan tình báo trong nước theo dõi “về những lần liên lạc ra nước ngoài và sự giám sát hoạt động của ông với những nhóm khủng bố hoạt động bên trong Syria”. Trang này cho biết vụ đào tẩu của tướng Tlass không ảnh hưởng đến chính quyền.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận