22/04/2012 10:18 GMT+7

Cử tri Pháp bắt đầu đi bầu tổng thống

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - 13g chiều 22-4, 44,5 triệu cử tri Pháp đi bầu cử vòng một chọn ra 2/10 ứng viên để bắt đầu cuộc bầu cử vòng hai. Thăm dò cho thấy ứng viên Francois Hollande đang giành được sự ủng hộ hơn ông Nicolas Sarkozy.

“Ngày phán quyết” đối với SarkozySarkozy: “Nếu thất cử, trách nhiệm duy nhất thuộc về tôi”

OJTBWqjP.jpgPhóng to

Ông Sarkozy đi tranh cử ngày 20-4 - Ảnh: Reuters

Khoảng 44,5 triệu cử tri Pháp trong số 65 triệu người có đăng ký sẽ bỏ phiếu cho những ứng viên bao gồm Tổng thống Nicolas Sarkozy, ứng viên Xã hội Francois Hollande và người đại diện phe cực hữu Mặt trận quốc gia Marine Le Pen.

Trước đó, cuộc bỏ phiếu đã được tổ chức ngày 21-4 cho những vùng lãnh thổ Pháp ở hải ngoại, các đảo ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, nơi có khoảng 882.000 công dân Pháp có quyền bầu cử.

Trong cuộc tuần hành cuối cùng ở Nice vào tối ngày 20-4, chỉ vài giờ trước khi các chiến dịch phải chính thức chấm dứt, ông Sarkozy nói với những người ủng hộ rằng “thời khắc của sự thật” đã đến.

Theo luật Pháp, nếu không ứng viên nào giành được 50% số phiếu, hai ứng viên hàng đầu sẽ tranh cử tiếp vòng hai, dự kiến diễn ra ngày 6-5.

Theo thăm dò, ứng viên Đảng Xã hội Hollande có 28% số phiếu so với 27% của Sarkozy ở vòng một. Ông Sarkozy và ông Hollande được chờ đợi sẽ đánh bại tám đối thủ khác để bước vào cuộc bầu cử vòng hai ngày 6-5, và các kết quả thăm dò đều cho thấy ông Hollande dẫn trước khá xa.

Ông Hollande, 57 tuổi, hứa hẹn cắt giảm chi tiêu ít mạnh mẽ hơn so với ông Sarkozy và muốn đánh thuế cao hơn với người giàu để hỗ trợ nhà nước tạo ra việc làm, đặc biệt là việc đánh thuế 75% với những ai có thu nhập nhiều hơn 1 triệu euro (1,32 triệu USD).

Nếu chiến thắng, ông sẽ trở thành tổng thống cánh tả đầu tiên ở Pháp kể từ thời ông Francois Mitterand, người đã đánh bại tổng thống đương nhiệm Valery Giscard-d'Estaing hồi năm 1981.

Ông Sarkozy, 57 tuổi, nói ông là lựa chọn an toàn hơn cho tương lai, nhưng nhiều công nhân và các cử tri trẻ bị thu hút bởi lời hứa trả lương cao hơn vào năm 2007 của ông đã rời bỏ Sarkozy khi tỉ lệ thất nghiệp ở Pháp đã lên đến mức cao nhất trong 12 năm qua.

Vị trí thứ ba cũng thu hút nhiều sự chú ý. Chiến dịch tranh cử 2012 đang chứng kiến sự thăng tiến của ứng viên cực tả Jean-Luc Melenchon, người có thể giành được 12-15% số phiếu theo thăm dò trước bầu cử. Đối thủ của ông là lãnh đạo cực hữu Le Pen.

Với quan điểm cực tả, ông Melenchon khẳng định sẽ xây dựng một liên minh những người Cộng sản, Trốt-kít và chống chủ nghĩa tư bản, thu hút được sự chú ý của nhiều người thuộc tầng lớp lao động. Các chuyên gia cho rằng chiến thắng của Melenchon trong cuộc đua vị trí thứ ba sẽ là tín hiệu tốt cho Hollande.

yPH7PuJr.jpgPhóng to

Ông Francois Hollande (đeo kính) và bạn gái Valerie Trierweiler đến thăm một khu chợ trong cuộc vận động tranh cử ngày 21-4 - Ảnh: Reuters

“Chúng ta phải dứt điểm với Sarkozy - Reuters dẫn lời Marc Boitel, nhạc công kèn trombone tham gia các cuộc biểu tình trước khi bỏ phiếu ngày 22-4 - Ai cũng muốn có việc làm”. Boitel nói ông sẽ bỏ phiếu cho lãnh đạo cực tả Jean-Luc Melenchon, người muốn làm cách mạng chống chủ nghĩa tư bản, rồi sau đó là ông Hollande ở vòng hai.

Một số cử tri tỏ ra không tin tưởng ứng viên nào. Dưới tấm băngrôn “Họ không đại diện cho chúng tôi”, hàng trăm thanh niên đã tuần hành qua Paris ngày 21-4. “Không ứng viên nào đáng tin với tôi. Chính trị bị tài chính kiểm soát” - Duncan, sinh viên 19 tuổi, nói với Reuters.

aK7P52ih.jpgPhóng to

Một cử tri bỏ phiếu bầu tổng thống Pháp ở New Caledonia, lãnh thổ thuộc Pháp ở Caribe ngày 21-4 - Ảnh: Reuters

DOBHibFx.jpgPhóng to

Một cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Đảng UMP cầm quyền của Tổng thống Nicolas Sarkozy - Ảnh: Getty Images

Các cuộc bỏ phiếu bắt đầu từ 8g (6g giờ GMT, 13g giờ Việt Nam) ở lục địa Pháp và đóng cửa lúc 18g (16g giờ GMT, 23g giờ Việt Nam) với thêm hai tiếng ở những thành phố lớn.

Một đạo luật năm 1977 ở Pháp cấm việc đăng tải sớm các xu hướng bầu cử để tránh ảnh hưởng đến những người bỏ phiếu muộn. Trong kỳ bầu cử gần nhất, các cử tri Pháp muốn tìm kiếm thông tin đã làm nghẽn mạng một số tờ báo của Thụy Sĩ và Bỉ.

jfbl5yAr.jpgPhóng to

Người có quốc tịch Pháp đi bỏ phiếu bầu tổng thống ở Sydney, Úc. Người Pháp ở nước ngoài và các vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp bỏ phiếu trước một ngày so với ở chính quốc - Ảnh: Reuters

2FCKLVz5.jpgPhóng to

Bộ trưởng văn hóa và giáo dục Uruguay Ricardo Ehrlich, có quốc tịch Pháp, đi bỏ phiếu bầu tổng thống tại Montevideo ngày 21-4 - Ảnh: Getty Images

HẢI MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên