![]() |
Eddie Adams |
Hôm đó ngày 1-2-1968, Sài Gòn rung chuyển bởi cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Giữa tiếng đạn ríu rít, Adams cùng nhóm quay phim NBS trông thấy binh lính ngụy áp giải một chiến sĩ biệt động bị còng tay sau lưng. Người chiến sĩ biệt động được đưa đến một góc phố ở khu vực Chợ Lớn, tưởng như để tiến hành tra vấn.
Nhưng rồi tướng chỉ huy cảnh sát ngụy Nguyễn Ngọc Loan chợt xuất hiện. Chẳng nói nửa lời, hắn bước tới chĩa súng vào đầu người chiến sĩ biệt động và bóp cò. Eddie Adams đã "chộp" được đúng khoảnh khắc này. Một khoảnh khắc hầu như cô đọng suốt 71 năm cuộc đời ông.
Tất cả hầu như hiện diện đầy đủ trên bức ảnh: tính chất khốc liệt của cuộc chiến, sự lạnh lùng tàn bạo của tên tay sai Mỹ, nỗi kinh hoàng và thần chết lởn vởn trên khuôn mặt nhăn nhó của người chiến sĩ...
Adams đã đoạt giải thưởng Pulitzer nhờ tấm ảnh này vào năm 1969, nhưng nó cũng ám ảnh ông suốt cuộc đời còn lại, đến mức ông đã không dám treo nó trong phòng ảnh của ông.
![]() |
Ảnh tướng cảnh sát chính quyền Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan đoạt giải Pulitzer 1969 |
Nó gây ra cú sốc mạnh trong dư luận Mỹ, làm dấy lên làn sóng chỉ trích Washington mà lúc bấy giờ vẫn luôn khẳng định "đang chiến thắng ở VN", và góp phần thổi bùng lên ngọn lửa chống đối cuộc chiến tranh VN trên toàn cầu...
Nhưng thôi, Eddie Adams giờ đã qua đời và bằng tài năng ông đã để lại những dấu ấn vĩnh cữu và ý nghĩa.
Người ta sẽ nhớ mãi Eddie Adams với hình ảnh một nhà nhiếp ảnh "phong trần" trong bộ áo khoác đen, chiếc khăn quàng cổ và chiếc nón chênh chếch. Adams đã làm việc cần mẫn, thậm chí sau khi bị mất giọng (hồi tháng năm).
Ông qua đời do căn bệnh Lou Gehrig, để lại sau lưng khoảng 500 tác phẩm nhiếp ảnh đoạt giải thưởng, trong đó nổi tiếng nhất vẫn là bức ảnh tướng ngụy Nguyễn Ngọc Loan hành quyết chiến sĩ biệt động trên đường phố Sài Gòn...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận