Phóng to |
Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker tại cuộc họp báo ngày 21-2 ở Brussels sau cuộc thương lượng kéo dài 13 tiếng về khoản trợ cấp mới dành cho Hi Lạp - Ảnh: AFP |
Hi Lạp cần số tiền này để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ vào ngày 20-3, thời điểm đáo hạn các khoản nợ hiện nay. Đổi lại khoản cứu trợ của châu Âu, Hi Lạp phải giảm tổng nợ hiện nay xuống tương đương 120,5% GDP vào năm 2020. Sau năm năm suy thoái liên tiếp, hiện mức nợ của Hi Lạp tương đương với hơn 160% GDP.
Thủ tướng Luxembourg, chủ tịch nhóm bộ trưởng tài chính khối euro, ông Jean-Claude Juncker, cho biết thỏa thuận này sẽ giúp đảm bảo tương lai của Hi Lạp tiếp tục là thành viên của khối.
“Khối euro hiểu rất rõ những nỗ lực mà người dân Hi Lạp đã thực hiện, nhưng còn cần thêm các nỗ lực lớn hơn và hợp tác nhiều hơn nữa ở tất cả các thành phần trong xã hội Hi Lạp để đưa nền kinh tế trở lại con đường tăng trưởng bền vững”.
Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết thỏa thuận mới sẽ giúp Hi Lạp đủ thời gian và sức lực để phục hồi tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Với thỏa thuận mới, Hi Lạp cũng sẽ phải tiếp tục cắt giảm chi tiêu công hơn nữa so với kế hoạch hiện nay.
Đồng euro đã tăng giá sau khi tin tức về thỏa thuận được loan báo. Đồng euro tại các thị trường châu Á lập tức tăng giá so với đồng USD, 1 euro = 1,3266 USD so với mức 1,3185 USD ngay trước khi thông qua thỏa thuận trên.
Những con số ở Hi Lạp 20,9%: thất nghiệp 48% người trẻ không có việc làm 25%: tỉ lệ gia tăng tình trạng không nhà cửa trong ba năm qua 27,7% dân số có nguy cơ đói nghèo hoặc bị gạt ra bên lề xã hội 1/5 trong số người nghèo không thể ăn cơm có thịt hằng ngày 5.000 cuộc gọi tới đường dây nóng ở Athens giúp xử lý các vụ tự tử, gấp đôi năm 2010 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận