Phóng to |
Phong trào giải phóng nhân dân Sudan phương bắc (SPLM-N) ra một thông báo ngày 29-1 rằng họ đã giữ các công nhân Trung Quốc sau một cuộc đụng độ với quân đội Chính phủ Sudan. Các cuộc giao tranh giữa quân đội và SPLM-N ở Nam Kordofan, giáp biên giới nước Nam Sudan mới thành lập, đã kéo dài suốt từ tháng 6-2011.
Bắc Kinh nói những công nhân này bị bắt cóc và Đại sứ quán Trung Quốc ở Sudan thông báo với Tân Hoa xã rằng họ đã mất liên lạc. “Những công dân Trung Quốc bị bắt giữ đã bị cắt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài”, một quan chức trong đại sứ quán cho biết.
Số phận của những công nhân này đã trở thành một đề tài lớn ở Trung Quốc khi nước này mở rộng sự hiện diện tại nước ngoài. “Tình hình chính trị bất ổn là gốc rễ của cuộc tấn công và không loại trừ khả năng lực lượng nổi dậy chủ đích nhắm vào người Trung Quốc để có thêm sức nặng thương lượng với chính quyền”, báo China Daily dẫn lời nhà nghiên cứu Li Xinfeng, thuộc ban châu Phi Viện Nghiên cứu khoa học xã hội Trung Quốc.
Sudan là nơi Trung Quốc có nhiều lợi ích quan trọng liên quan tới dầu mỏ và xây dựng hạ tầng. Bang Nam Kordofan là bang sản xuất dầu chính của Sudan. Phong trào giải phóng nhân dân Sudan (SPLM) hiện là đảng cầm quyền ở quốc gia mới độc lập Nam Sudan, nhưng họ phủ nhận cáo buộc ủng hộ SPLM-N ở bên kia biên giới.
SPLM-N chỉ là một trong số nhiều phong trào nổi dậy vũ trang hoạt động ở vùng biên giới nghèo đói và đầy bất ổn với mục tiêu chiến đấu là lật đổ Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir.
Ban đầu Trung Quốc thông báo có khoảng 20 công nhân bị bắt giữ, nhưng sau đó con số chính xác được xác nhận là 29.
Wang Zhiping, một giám đốc ở Tập đoàn Sinohydro, nơi các công nhân làm việc, nói công ty và các cơ quan chính quyền chức năng đang “làm tất cả những gì có thể để giải cứu các công nhân mất tích”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận