Phóng to |
Dù thu hút được ít người tham gia hơn so với cuộc biểu tình 10.000 người vào ngày 2-11 dẫn đến việc đóng cửa cảng Oakland, hôm 12-12 những người biểu tình vẫn tuyên bố thắng lợi và cảnh báo sẽ còn nhiều cuộc biểu tình nữa.
“Những người lái xe tải vẫn ở đây nhưng không có ai dỡ hàng cho họ - Hãng tin AP dẫn lời người tổ chức biểu tình Boots Riley - Chúng tôi đã buộc cảng Oakland đóng cửa vào ban ngày và sẽ trở lại vào buổi tối. Nhiệm vụ đã hoàn thành”.
Các nhà tổ chức kêu gọi “đóng cửa Phố Wall ở mặt trận trên biển” với hi vọng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty điều hành cảng và gửi đi thông điệp rằng phong trào của họ vẫn còn hoạt động.
Nhà chức trách Mỹ chưa công bố thống kê thiệt hại về kinh tế do những sự kiện này. Liên đoàn công nhân bốc vác tại các cảng không chính thức ủng hộ người biểu tình, nhưng ra tuyên bố công nhân của họ có quyền nghỉ việc nếu cảm thấy điều kiện lao động không an toàn.
Từ Long Beach, California cho tới tận Anchorage, Alaska và Vancouver, British Columbia (Canada), những người biểu tình đánh trống và mang các khẩu hiệu khi họ tuần hành bên ngoài cửa các bến cảng. Nhiều người đã bị bắt và đụng độ lẻ tẻ với cảnh sát đã nổ ra.
Việc phong tỏa các cảng biển là nhằm mục đích ngăn chặn “động cơ kinh tế của những kẻ giàu có”, theo những người biểu tình, đồng thời để “cho họ thấy chúng tôi sẽ tấn công túi tiền của họ nếu họ tấn công chúng tôi dã man như thế”, ý nhắc đến cuộc đàn áp bằng vũ lực của cảnh sát Mỹ với khu trại biểu tình của họ trên khắp đất nước.
Công ty vận hành cảng biển hàng đầu nước Mỹ SSA Marine có cổ đông đa số chính là Ngân hàng Goldman Sachs, một trong những mục tiêu của người biểu tình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận