ASEAN thống nhất để đối phó với thách thức
Phóng to |
Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện |
Thứ nhất, về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cần có quyết tâm chính trị cao và dành nguồn lực cần thiết để thực hiện đúng thời hạn lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột.
Theo đó, cần xác định rõ các mục tiêu ưu tiên cho từng năm, trong từng lĩnh vực, đồng thời nâng cao hiệu quả điều phối và giám sát thực hiện ở cả cấp độ quốc gia và khu vực trên cơ sở các chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Nỗ lực thực hiện hiệu quả các mục tiêu, tiêu chí đã đề ra trong việc xây dựng Cộng đồng kinh tế, liên kết ASEAN và khắc phục tình trạng chậm thực thi các thỏa thuận; ủng hộ việc thông qua Khuôn khổ về phát triển kinh tế đồng đều và Khuôn khổ ASEAN về hiệp định đối tác kinh tế toàn diện.
Tiếp tục tăng cường hợp tác và đầu tư thích đáng cho các lĩnh vực như thu hẹp khoảng cách phát triển, an ninh năng lượng, lương thực, cũng như tăng cường hợp tác nhằm xử lý hiệu quả các thách thức đang nổi lên, kể cả biến đổi khí hậu, an ninh hàng hải, môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên các dòng sông, nhất là Mekong, một cách hợp lý để từ đó góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều ở khu vực.
Tiếp tục chính sách đối ngoại “rộng mở”, khuyến khích các đối tác lớn tham gia hợp tác xây dựng và đóng góp tích cực vào xử lý các vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN.
Thứ hai, về Kết nối ASEAN, thực hiện đầy đủ Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết năm 2015; tiếp tục coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác ASEAN cũng như trong hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác.
Cần thực hiện các cam kết trên cả cấp độ khu vực và quốc gia các dự án trọng điểm và ưu tiên nhằm tăng cường kết nối ASEAN cả về hạ tầng, thể chế và người dân; cần có biện pháp hiện thực hóa hai dự án quan trọng là mạng lưới đường bộ ASEAN và tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh.
Triển khai hiệu quả các thỏa thuận, cam kết về tự do hóa, thuận lợi hóa về giao thương hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và giao lưu con người; trước mắt có thể nghiên cứu khả năng triển khai Thẻ đi lại ASEAN (ASEAN Travel Cards) cho công dân ASEAN cũng như dành cửa nhập, xuất cảnh riêng cho công dân ASEAN tại các cửa khẩu quốc tế của các nước thành viên.
Tăng cường phối hợp và có biện pháp vận động hiệu quả nguồn lực hỗ trợ cho thực hiện kế hoạch kết nối, nhất là từ các nước đối tác, các nhà tài trợ và các nguồn xã hội hóa; cần xây dựng một cơ chế tham vấn thường xuyên giữa ASEAN và các nước đối tác trong lĩnh vực này cũng như tranh thủ nguồn vốn công tư (PPP).
Tổ chức các hoạt động quảng bá định kỳ và đa dạng; tiếp tục đề xuất các dự án ưu tiên mới có tác động thiết thực đến kết nối ASEAN và có khả năng thu hút vốn tài trợ.
Thứ ba, về quan hệ đối ngoại của ASEAN, tiếp tục tăng cường các quan hệ đối tác và tạo điều kiện cho các đối tác tham gia sâu rộng hơn và đóng góp tích cực vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
Bảo đảm thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động đã đề ra với từng đối tác; đồng thời, sớm hoàn tất nghiên cứu, xây dựng nội hàm và định hướng nâng cấp quan hệ với các đối tác, trong đó có việc nâng lên tầm đối tác chiến lược quan hệ của ASEAN với Mỹ và Ấn Độ.
Củng cố và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực trong các cơ chế do ASEAN khởi xướng cũng như trong một cấu trúc khu vực đang định hình; tăng cường đoàn kết, liên kết, chủ động đề xuất các sáng kiến và định hướng các ưu tiên của khu vực.
ASEAN cần phát huy vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng khuôn khổ hợp tác và các chuẩn mực ứng xử ở khu vực, vì hòa bình, xây dựng lòng tin và hợp tác phát triển; tiếp tục phát huy vai trò và giá trị của các diễn đàn, cơ chế hiện có vì hòa bình, an ninh ở khu vực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận