Phóng to |
Một người bán hàng rong Thái Lan trên đường phố Bangkok - Ảnh: AFP |
Dân Thái kém vui hơn Theo kết quả nghiên cứu về 26 chỉ số hạnh phúc (xã hội, kinh tế, chính trị) của người Thái (GDH) do Trung tâm Nghiên cứu hạnh phúc cộng đồng của Đại học Assumption vừa công bố, về kinh tế và chính trị người Thái đang trở nên kém vui hơn, trong khi về xã hội họ vẫn hài lòng như trước. |
Ủy ban ba bên gồm chính phủ, đại diện lực lượng lao động và khối doanh nghiệp tư nhân đã quyết định điều chỉnh mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và mức sống của từng vùng miền, do đó có sự khác biệt ở từng vùng miền.
Nhà kinh tế của Đại học Thammasat, tiến sĩ Pranee Tinakorn, cho rằng việc chính phủ đưa ra chính sách tăng lương tối thiểu để giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội trong thu nhập là một ý định tốt. “Tuy nhiên, cần phải đưa ra lộ trình rõ ràng hơn, ví dụ như ba năm, để khối tư nhân có thể thích ứng kịp sau điều chỉnh” - bà nhấn mạnh.
Báo Bangkok Post cho biết ước tính 23% lực lượng lao động, tương đương 3 triệu người Thái, đang phải làm việc với mức lương thấp hơn mức sống. Chính phủ nên mở rộng các chương trình hỗ trợ cho các nhóm gặp khó khăn nhất trong xã hội trước tình trạng giá cả tăng, ví dụ như chương trình tem phiếu lương thực hay hỗ trợ giá nhà ở.
Thế nhưng, chính sách tăng mức lương tối thiểu cho người lao động của chính phủ cũng đang vấp phải phản ứng của một số chuyên gia. Nhà kinh tế Sakon Varanyuwatana thuộc Đại học Thammasat lưu ý những năm gần đây chính phủ đã chi vượt quá thu. Từ năm 2000-2004, nguồn thu tăng mỗi năm trung bình 10,3%, chi tiêu tăng 7,3%. Nhưng từ 2005-2010 nguồn thu chỉ tăng 5,7% trong khi chi tiêu tăng 11%. Tình trạng này sẽ gây khó khăn cho sức cạnh tranh và sức hấp dẫn của nền kinh tế về lâu dài.
Đề cập đến quyết định giảm giá xăng và dầu diesel vào tháng trước theo như lời hứa khi tranh cử của Thủ tướng Yingluck, nhà kinh tế Praipol Khumsap cho rằng Quỹ bình ổn xăng dầu của Thái Lan cần phải do một cơ quan độc lập với chính trị và chính phủ điều hành, với mục tiêu rõ ràng là ổn định giá cả. Ông cảnh báo nếu Thái Lan không cải cách thì nợ của chính phủ hiện chiếm 40% GDP sẽ có thể tăng lên 50% trong 2-3 năm tới, và 60% trong vòng năm năm tới do các chính sách không ổn định về năng lượng.
Tờ Thailand Business News cũng cho rằng các chính sách kinh tế dân túy của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra (bao gồm việc tăng sức mua của người dân, hoãn nợ bốn năm cho nông dân, chương trình bảo hiểm sức khỏe phổ quát...) dù được sự ủng hộ của nông dân, song không thúc đẩy đầu tư lâu dài hay chi tiêu cá nhân. Các chính sách dân túy kiểu Thái bị cho là đang đi tới giới hạn cuối cùng, do chính phủ không tìm ra các nguồn thu mới cho nhà nước, ngoại trừ cách vay nợ.
Các chính sách mới và hiện hành sẽ làm tăng thêm gánh nặng ngân sách cho chính phủ và làm tăng lạm phát. Không những thế, chúng còn bị cho là đang giúp chính phủ đẩy gánh nặng ngân sách sang vai của khu vực tư nhân và sẽ gây nên làn sóng phản đối trong giới doanh nghiệp. Nhiều học giả cũng nhận định việc áp dụng những chính sách này sẽ ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của môi trường đầu tư Thái Lan, thậm chí trong trường hợp tồi tệ nhất có thể khiến nền kinh tế lớn thứ hai này của Đông Nam Á phá sản, như đánh giá của cựu thứ trưởng tài chính Pisit Leeahtam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận