Obama "không có chút khoan nhượng" với GaddafiNATO mở đợt tấn công lớn nhất vào Libya
Phóng to |
Hội nghị G8 tại Deauville, Pháp - Ảnh: Getty Images |
Ngày 27-5, Nga đã chấp thuận ký một tuyên bố chung của nhóm G8 khẳng định Gaddafi không còn là nhà lãnh đạo hợp pháp và không có tương lai nào cho ông trong một đất nước Libya tự do, dân chủ. “Ông ta phải ra đi”, tuyên bố của G8 sau hội nghị tại Deauville, Pháp, nói. Nga cũng khẳng định họ sẽ cử một đoàn đại biểu tới Beghazai và không chấp thuận để ông Gaddafi lưu vong.
Phát biểu với các phóng viên sau Hội nghị Thượng đỉnh G8, ông Medvedev nói rằng "cộng đồng thế giới không coi ông ta là nhà lãnh đạo Libya", đồng thời cho biết nếu ông Gaddafi đi sống lưu vong, "điều đó sẽ có ích cho Libya và người dân nước này". Tuy nhiên, ông khẳng định "chúng tôi sẽ không bắt giữ ông ta".
Ngoài ra, Tổng thống Nga cho biết nước này sẽ cử phái viên cấp cao của mình tại Châu Phi đến thành trì Benghazi của quân nổi dậy để tiếp xúc với lực lượng chống lại ông Gaddafi. Đề cập đến Mikhail Margelov, chuyên viên về Châu Phi của Điện Cremli, ông Medvedev nói: "Ông ta sẽ đến Benghazi ngay lập tức".
Libya phản bác
Sau khi thông tin về hội nghị G8 được tuyên bố, chính quyền Libya lập tức phủ nhận khả năng ông Gaddafi sẽ ra đi. “G8 là một hội nghị kinh tế. Chúng tôi không quan tâm đến quyết định của họ”, Thứ trưởng ngoại giao Libya Khaled Kaaim nói.
Tripoli cũng từ chối khả năng Nga làm trung gian hòa giải và nhắc lại rằng họ chỉ chấp nhận một kế hoạch với Liên minh châu Phi có vai trò trung gian.
“Chúng tôi là một quốc gia châu Phi. Bất cứ ý định nào bên ngoài khuôn khổ Liên minh châu Phi sẽ bị từ chối”, không Kaaim nói. Ông cũng khẳng định chính phủ Libya chưa nhận được thông tin gì về sự thay đổi lập trường của Nga và hiện đang liên lạc với Moskva để làm rõ những gì báo chí đưa.
Đề xuất ngừng bắn
Trước đó một ngày, chính phủ Libya đã đưa ra một đề xuất ngừng bắn mới, trong đó lần đầu tiên khẳng định sẵn sàng thương lượng với các lãnh đạo chính trị của quân nổi dậy hiện đang kiểm soát miền đông đất nước.
Phát biểu trước các phóng viên ở khu làm việc của chính quyền tại Tripoli, Thủ tướng Al-Baghdadi al-Mahmoudi tuyên bố chính quyền đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Phi chuẩn bị và giám sát một lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngay lập tức giữa chính quyền, lực lượng nổi dậy và NATO, đồng thời cam kết sẽ bắt đầu chuyển đổi sang một chính phủ hiến định cũng như đền bù cho những nạn nhân của cuộc xung đột ba tháng qua.
Vấn đề Syria cũng được đưa ra thảo luận, nhưng các lãnh đạo G8 đã không tìm được tiếng nói chung. Nga chưa muốn đưa chủ đề Syria ra Liên Hiệp Quốc. “Không có cơ sở gì để xem xét vấn đề này (Syria) ở Hội đồng bảo an”, Thứ trưởng ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với các phóng viên.
Ông cũng nói bản sơ thảo nghị quyết được trao cho 15 thành viên Hội đồng bảo an vào thứ Tư tuần này do Pháp, Anh, Đức và Bồ Đào Nha soạn thảo là “có tác dụng không tốt”. “Chúng tôi còn chưa đọc”, ông Ryabkov nói. Nghị quyết này, nếu được đưa ra, cũng có thể bị Trung Quốc phủ quyết.
Cùng lúc với hội nghị G8, các nhà lãnh đạo châu Phi cũng đã có cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại thủ đô Ethiopia Addis Ababa để kêu gọi NATO ngừng không kích và tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Các nhà lãnh đạo châu Phi, bao gồm Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, còn dự định tới châu Phi vào đầu tuần sau để làm trung gian hòa giải.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận