15/03/2011 14:43 GMT+7

Nhật thiết lập vùng cấm bay ở Fukushima

TTXVN
TTXVN

TTO - Hãng tin Al Jazeera dẫn lời phóng viên thường trú Steve Chao của họ nói ngày 15-3, sau các vụ nổ ở những lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima, Chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một vùng cấm bay có bán kính 30km từ tâm là Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Cuộc đua chạy trốn một thảm họa hạt nhân Read this on Tuoitrenews.vn

dqYOad2J.jpgPhóng to

Cảnh sát mặc quần áo bảo hộ và mặt nạ khi tới các nhà máy hạt nhân ở Minamisouma hôm qua - Ảnh: Reuters

Sáng 15-3, Công ty Điện lực TEPCO cho biết tất cả bốn lò phản ứng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 2 đã tạm ngừng hoạt động một cách an toàn vào khoảng 7 giờ sáng 15-3.

Nhiệt độ của lò phản ứng này đã giảm xuống dưới 100 độ C sau khi hệ thống làm mát của lò phản ứng được khôi phục. Hệ thống làm mát này đã bị hư hỏng sau trận động đất kinh hoàng kèm theo sóng thần chiều 11-3.

Cũng theo TEPCO, ba lò phản ứng khác tại nhà máy này đã tạm ngừng hoạt động trước đó cho dù hai trong số ba lò phản ứng không thể làm mát trong một thời gian sau thảm họa động đất.

Trong khi đó, Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã nhận được yêu cầu hỗ trợ chính thức từ Tokyo và đã hợp tác để công bố thông tin và đưa ra các lời khuyên kỹ thuật.

Cùng IAEA, cả thế giới đang chung tay giúp nước Nhật vượt qua thảm họa. Tính đến giờ, Nhật Bản đã nhận được sự hỗ trợ từ hơn 90 nước và vùng lãnh thổ.

Ngay cả những quốc gia đang khó khăn nhất, như Afghanistan và Sri Lanka, cũng gửi tiền hỗ trợ. Mỹ gửi ngay lập tức một khoản hỗ trợ ban đầu trị giá 150.000 USD trực tiếp từ Đại sứ quán Mỹ tại Tokyo, đồng thời cử 150 chuyên gia về tình trạng khẩn cấp sang Nhật.

Anh cử sang các chuyên gia cứu trợ cùng thiết bị nâng dỡ hạng nặng để giúp dỡ các đống đổ nát. Pháp và Đức đều cử sang các đội cứu hộ bao gồm cả cảnh khuyển giúp phát hiện hơi người dưới các đống đổ nát.

Hội Chữ thập đỏ Thổ Nhĩ Kỳ, Lực lượng phản ứng hỗ trợ nhân đạo Thụy Sĩ, Liên đoàn Y khoa Canada và Tổ chức Bác sĩ không biên giới đều cử những nhân viên cứu hộ tham gia giúp đỡ những người bị thương. Trên toàn cầu, từ Afghanistan tới Việt Nam, từ Sri Lanka đến Hàn Quốc, mọi nước giàu nghèo đều gửi cứu trợ cho Nhật Bản.

kP82EzlZ.jpgPhóng to

Một cô gái cố gắng nói chuyện với chú cún yêu của mình khi cô đang bị cách ly - Ảnh: Reuters

Những khó khăn của công tác khắc phục hãy còn chồng chất phía trước và kéo dài nhiều tháng nữa. Công ty Điện lực Tokyo tuyên bố tình trạng mất điện sẽ phải kéo dài tới tháng 4, trong khi Cục Khí tượng cảnh báo tuyết sẽ rơi ở vùng đông bắc trong tuần này khiến các nỗ lực cứu hộ thêm phần khó khăn.

N3e3ofQN.jpgPhóng to
cjg6rCMI.jpg
Thành phố cảng Minamisanriku trước và sau thảm họa - Ảnh: AP
LGnBDn8Q.jpgPhóng to

Những người được sơ tán khỏi một nhà dưỡng lão nằm trong khu tạm trú - Ảnh: Reuters

TTXVN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên