Phóng to |
Nỗi đau quá lớn từ mất mát sau động đất |
Ông cũng cảnh báo từ ngày hôm nay, 14-3, Nhật sẽ bị mất điện luôn phiên, ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước, khí và việc chăm sóc y tế. "Liệu có vượt qua được khủng hoảng này hay không, tùy thuộc vào mỗi người dân chúng ta" - ông Naoto Kan nói.
Cho tới nay, bức tranh đầy đủ về thảm họa do thiên tai xảy ra ở Nhật Bản vẫn chưa thể được đánh giá hết. Có những thiệt hại phải mất rất lâu mới có thể thấy được rõ quy mô và hậu quả của nó.
Các đội cứu hộ thế giới đang vội vã tới Nhật Bản. Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã đến bờ biển Nhật sáng ngày 13-3 để cung cấp nhiên liệu cho máy bay và giúp chuyển các lực lượng của Nhật tới các khu vực bị ảnh hưởng. 144 thành viên của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ cũng sẽ tới Misawa, bắc Nhật Bản để tham gia công tác cứu hộ, mang theo 12 con chó nghiệp vụ để tìm nạn nhân bị vùi dưới đống đổ nát và 150 tấn thiết bị cấp cứu.
Liên minh châu Âu, Úc, Hàn Quốc, và Singapore đều tuyên bố sẽ sớm gửi chuyên gia hạt nhân, chó nghiệp vụ và đội cứu hộ tới. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế thông báo khoảng 200 ngàn người đã được sơ tán khỏi khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân số 1 và 2 của Fukushima.
Anh đã đưa 59 chuyên gia tìm kiếm và cứu hộ tới Nhật Bản, với 2 chú chó và đội hỗ trợ ý tế, cùng 11 tấn thiết bị cứu trợ đã tới Nhật Bản. Pháp cũng gửi chuyên gia tới. Tổ chức Chữ thập đỏ Nhật Bản cho biết 62 đội khẩn cấp đã tới cứu các nạn nhân, cùng khoảng 400 bác sỹ, y tá, chuyên gia với các bệnh viện di động khẩn cấp tìm tới các nạn nhân.
Riêng tỉnh Kandahar (Afghanistan) - một khu vực còn rất khăn - tuyên bố sẽ hỗ trợ người dân Nhật 50.000 USD.
LHQ cũng cho biết Nhật đã nhận sự hỗ trợ từ Đức, Mexico, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc. Các đội cứu họ từ 39 nước khác cũng đang sẵn sàng lên đường. Cả thế giới đều đang hướng tới nước Nhật và chia sẻ nỗi đau lớn bất ngờ với người dân đất nước này.
Theo Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản, sau tại nạn năm 1999 ở nhà máy xử lý uranium ở Tokai, Ibaraki khiến 2 công nhân thiệt mạng, chính phủ nước này đã ra luật mới để ứng phó với thảm họa hạt nhân. Luật đặc biệt chuẩn bị trong tình huống khẩn cấp của thảm họa hạt nhân bắt đầu có hiệu lực năm 2000 và phù hợp với Luật cơ bản trong tình huống khẩn cấp có từ 50 năm nay ở Nhật – vốn đặt nền tảng cho những phản ứng của chính phủ trong thiên tai.
Luật phản ứng hạt nhân buộc chính phủ thành lập trung tâm khẩn cấp hạt nhân với Thủ tướng là Tổng giám đốc điều hành, cùng với người đứng đầu bộ Thương Mại, Kinh tế và Công nghiệp là Phó Tổng giám đốc. Nhân viên tại các 22 trung tâm xử lý khẩn cấp chi nhánh có các đội y tế, phụ trách phóng xạ, phụ trách quan hệ công chúng...
Luật cũng quy định các chuyên gia cao cấp trong tình huống hạt nhân khẩn cấp phải có mặt tại khu vực nhà máy hạt nhân. Họ sẽ phối hợp với chủ nhà máy, các đơn vị vận hành để lên kế hoạch, đưa ra lời tư vấn và áp dụng các thao tác trong trường hợp khẩn cấp hạt nhân. Dù luật quy định rất chi tiết, những nhà hoạt động chống hạt nhân cho rằng, có sai sót rất lớn trong hệ thống đối phó trường hợp khẩn cấp hạt nhân.
"Tại một nước dễ bị động đất thế này, chính phủ đã không đưa ra các kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp có tai nạn hạt nhân do động đất. Không có kế hoạch nào để bảo vệ người dân khi có cả động đất và tai nạn hạt nhân cùng một lúc" – Giám đốc tổ chức Green Action, Aileen Mioko Smith, cho biết. Nhiều blog và trang mạng Facebook của người dân địa phương gần nhà máy Fukushima cũng phàn nàn về việc thiếu thông tin từ chính quyền địa phương và nhà máy điện Tokyo về tình hình nhà máy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận