Thảm họa đêm hội qua lời kể của người sống sót10 thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử vì xô đẩy
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lên Đài truyền hình quốc gia sáng 23-11 bày tỏ nỗi đau buồn trước số nạn nhân "nhiều đến mức kinh ngạc". Ông xin lỗi đã để xảy ra thảm họa này.
Phóng to |
Các nạn nhân đã chết đang được xác minh để chuyển giao cho người thân - Ảnh: AFP |
Phóng to |
Phóng to |
Đám đông hoảng loạn giẫm đạp lên nhau để thoát thân - Ảnh: AP |
Ông Hun Sen cũng nói kết quả điều tra sơ bộ cho thấy tai nạn thảm khốc này không liên quan gì đến nguyên nhân khủng bố.
Có nạn nhân người Việt? Sáng nay 23-11, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, ông Trịnh Việt Long, cho biết Đại sứ quán sẽ cử người đến các bệnh viện ở Phnom Penh để xác minh xem có người Việt trong số các nạn nhân bị thương và thiệt mạng trong vụ giẫm đạp lên nhau ở lễ hội nước Bon Om Touk hay không. “Nhiều khả năng trong số các nạn nhân có Việt kiều hoặc du khách Việt Nam”, ông Trịnh Việt Long cho biết. Sau buổi họp khẩn sáng nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh đã cử người đến các bệnh viện để xác minh và sẽ có thông báo trong ngày. Trong khi đó, theo phóng viên thường trú của Đài truyền hình Việt Nam trên bản tin 12g trưa 23-11 trên VTV 1, có 1 kiều bào đã chết, 1 mất tích và 1 bị thương trong thảm họa này. |
“Tôi xin được bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với nạn nhân và các gia đình” - ông Hun Sen nói. Ông cũng hối thúc các nhân viên y tế làm việc hết sức mình để cứu những người bị thương và tuyên bố sẽ điều tra vụ việc. Một ủy ban nhà nước đặc biệt đã được thành lập cho công tác này.
Vụ tai nạn xảy ra trên một cây cầu nối thành phố với đảo Kim Cương, trung tâm của lễ hội. Đảo Kim Cương là khu vực đang trong quá trình xây dựng với nhiều khu vui chơi, giải trí, mua sắm; thu hút nhiều trẻ em, phụ nữ đến vui chơi, mua sắm.
Lễ hội Bon Om Touk năm nay ở Campuchia diễn ra từ 20 đến 22-11 là dịp lễ lớn nhất trong năm. Ước tính có khoảng 5 triệu người Campuchia, trong tổng dân số 14 triệu người, chủ yếu từ vùng nông thôn, tập hợp ở thủ đô Phnom Penh để mừng lễ hội này.
CNN cho biết vụ hỗn loạn bắt đầu diễn ra lúc 22g tối (giờ Campuchia) ngày 22-1, ngay sau buổi hòa nhạc tại đảo Diamond, diễn ra trước lễ hội đua thuyền tại sông Tonle Sap là một điểm nhấn trong lễ hội.
Reuters dẫn lời các nhân chứng nói vụ giẫm đạp xảy ra sau khi một số người bị điện giật trên cây cầu nhỏ (rộng 12 mét) nối khu trung tâm Phnom Penh với đảo Kim Cương.
Tuy nhiên, cố vấn đặc biệt của thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ thông tin này và cho biết do cây cầu yếu, dễ bị đong đưa nên khi có người la hoảng cầu sập đã dẫn đến tình trạng hoảng loạn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau để thoát thân.
Một người dân Australia là Sean Ngu đang đến thăm gia đình và bạn bè tại Campuchia cho BBC biết lúc đó có quá nhiều người đổ dồn lên cầu. Tình trạng chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau khiến nhiều người rơi xuống cầu chết đuối, bị nghẹt thở hoặc bị chèn đến chết khi cố vượt qua cầu.
Truyền hình quốc gia Campuchia cho biết trong số người chết, có khoảng 240 người là phụ nữ. Một người dân may mắn sống sót tên Kruon Hay, 23 tuổi, nói với AFP: "Có nhiều tiếng la hét sợ hãi. Mọi người bắt đầu đổ xô chạy, nhảy lên nhau, giẫm đạp nhau. Tôi cũng đã bị té. Nhưng tôi sống sót là nhờ may mắn bị đẩy ra ngoài. Nhiều người đã phải nhảy xuống nước".
BBC cho biết bệnh viện Calmette, bệnh viện chính của thủ đô Phnom Penh đã chật cứng tử thi nạn nhân và những người bị thương, đến nỗi nhiều người phải được chữa trị ngay ngoài hành lang.
“Đây là thảm họa tồi tệ nhất trong 31 năm sau thời Pol Pot” - ông Hun Sen nói, đồng thời ngỏ ý xin lỗi quốc dân. Đây là vụ giẫm đạp gây thương vong lớn nhất thế giới kể từ vụ tháng 1-2006, khi 362 người Hồi giáo thiệt mạng trong khi đi hành hương trên đường vào cầu Jamarat gần Mecca, Saudi Arabia.
Đến chiều cùng ngày, người thân nạn nhân đã nhận dạng được 49 người thi thể.
Những hình ảnh bi thảm trong đêm hội Bon Om Touk :
Phóng to |
Nạn nhân nằm la liệt trên cầu - Ảnh: AFP |
Phóng to |
Một người đàn ông đang khóc thương cho người thân sau vụ giẫm đạp - Ảnh: Tân Hoa xã |
Hình ảnh kinh hoàng ở một địa điểm tập trung thi thể các nạn nhân - Ảnh: Tân Hoa xã<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Cảnh sát đưa thi thể các nạn nhân lên một xe tải - Ảnh: Tân Hoa xã |
Những người may mắn thoát chết đang được cấp cứu - Ảnh: Tân Hoa xã |
Cảnh sát đưa thi thể các nạn nhân lên một xe tải - Ảnh: Tân Hoa xã |
Theo VTV trong bản tin 12g trưa 23-11 cho biết một ủy ban cấp quốc gia đã được thành lập. Mỗi nạn nhân bị chết được hỗ trợ 5 triệu riel (khoảng 1.250 USD), bị thương 1 triệu riel (khoảng 250 USD).
TTO sẽ liên tục cập nhật thông tin này đến bạn đọc.
Hai phóng viên Viễn Sự và Lan Phương của Tuổi Trẻ đang có mặt tại Pnom Penh để kịp thời thông tin về sự kiện bi thảm này đến bạn đọc TTO, đặc biệt bạn đọc báo Tuổi Trẻ ngày 24-11.
Bạn đọc nào chứng kiến và có thông tin, hình ảnh, clip liên quan đến sự kiện bi thảm này, đặc biệt những thông tin về người Việt Nam, xin gửi về Tuổi Trẻ Online: tto@tuoitre.com.vn
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận