14/11/2010 07:45 GMT+7

"Quái vật" Merapi thức giấc

TRI SAPUTRO (CTV Tuổi Trẻ tại Indonesia thực hiện)
TRI SAPUTRO (CTV Tuổi Trẻ tại Indonesia thực hiện)

TT - Ngày 26-10-2010, núi lửa Merapi ở Indonesia bùng nổ. Nó như một con quái vật thức giấc sau giấc ngủ dài và đã gieo rắc kinh hoàng cho người dân Indonesia. Cộng tác viên Tri Saputro đã lặn lội đến đây và gửi một phóng sự ảnh cho Tuổi Trẻ.

Tôi đi theo quân đội Indonesia đến di tản các khu làng gần vùng nguy hiểm, cách đỉnh Merapi khoảng 10km. Ở đó vẫn còn nhiều dân làng đang cố bám trụ. Họ phớt lờ cảnh báo của chính quyền vì sợ phải bỏ lại đàn gia súc vốn là nguồn sống của họ.

LHRKd23o.jpgPhóng to
Các đội cứu hộ bước đi trên bùn khô, nóng để tìm kiếm nạn nhân thiệt mạng do núi lửa Merapi tại làng Ampringan ở Cangkringan-Sleman, gần Yogyakarta ngày 7-11

Trong đêm, tôi dễ dàng nhìn thấy ánh lửa đỏ của dung nham chảy từ đỉnh núi. Mặt đất liên tục rung chuyển, lắc lư khiến chúng tôi có cảm giác bồng bềnh. Tro bụi đã phủ kín thị trấn Megalang ở phía nam Yogyakarta, một trung tâm văn hóa của Indonesia. Nhà chức trách đã mở rộng vùng nguy hiểm ra 20km tính từ Merapi, các trại tị nạn cũng được di dời cách xa quả núi. Tro bụi phủ kín nhà cửa, cây cối, xe cộ giống như một mùa tuyết xám đáng sợ.

PpzBincz.jpgPhóng to
Núi lửa Merapi giải phóng dòng dung nham, nhìn từ Cangkringan, Yogyakarta
8tbPWnwk.jpgPhóng to
Xác một con mèo bị thui cháy, phủ đầy tro bụi, nằm dưới đường tại làng Argomulyo thuộc Cangkringan

Tro bụi từ đỉnh núi bay tới tận trung tâm Yogyakarta. Người dân nơi đây lũ lượt đi mua khẩu trang để tránh hít phải tro bụi. Đền Borobudur cách Merapi 30km cũng bị đóng cửa tạm thời. Những người sống gần Merapi phải chuyển đến các trại tị nạn. Khu trại đông nghẹt người và vô cùng ồn ào. Rất nhiều người bị sốc như thể họ không tin rằng thảm họa đã xảy ra. Một số người được chăm sóc y tế, quân đội và nhân viên Chữ thập đỏ Indonesia phân phát đồ ăn, thức uống và cố giữ trật tự.

nz6QyTPm.jpgPhóng to
Nỗi thống khổ của một người dân Indonesia ở sân vận động Maguwoharjo - nơi được sử dụng làm chỗ trú tạm cho nạn nhân của Merapi - Ảnh: Tri Saputro
trL9zdf2.jpgPhóng to
Dung nham núi lửa chảy xuống sông Kaliadem thuộc làng Kali Adem, Sleman
lWytGbCl.jpgPhóng to
Tro bụi phủ kín cây cối, nhà cửa ở làng Kali Adem ở sườn núi Merapi, thuộc Sleman
YCuaWeXs.jpgPhóng to
Người dân di chuyển khỏi vùng nguy hiểm ở Sleman
HS65XrWU.jpgPhóng to
Dân làng tập trung tại khu mộ chôn các nạn nhân núi lửa Merapi ở Sleman hôm 7-11
cfpPHrFL.jpgPhóng to
Hàng ngàn người đang sống vất vưởng trong trại tị nạn. Họ không biết ngày nào “quái vật” Merapi chịu ngủ yên trở lại để họ được về nhà

Đợt phun trào lần này của Merapi đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người. Từ trên trời, bụi và sỏi đổ xuống như mưa. Nhà cửa gần các con sông bốc cháy đùng đùng do dung nham chảy xuống theo các dòng sông. Dấu hiệu của thảm họa xuất hiện khắp vùng. Các ngôi làng, sông suối trở nên im lìm do bị tro bụi phủ kín. Súc vật chết nằm vất vưởng ở các ngôi làng phủ đầy tro bụi. Dân làng không biết phải sống trong trại tị nạn đến bao giờ. Người dân tổ chức một lễ tang tập thể cho các nạn nhân xấu số, dù vẫn chưa thể nhận dạng tất cả thi thể. Hàng trăm người từ Yogyakarta đã đến để chia buồn và cầu nguyện.

GC2I0llD.jpgPhóng to
Các nhân viên cứu hộ giúp một bà lão ra khỏi vùng nguy hiểm ở Sleman
C9SCVdyl.jpgPhóng to
Người tị nạn xếp hàng chờ ăn mì ở trại tị nạn Kepuharjo ở Sleman

Người dân đang nỗ lực quyên góp tiền và cung cấp nhu yếu phẩm như thuốc men, quần áo cho người tị nạn. Và không ai biết Merapi sẽ làm gì. Nó vẫn ầm ầm rung chuyển và Yogyakarta đang bị đe dọa nghiêm trọng.

czDtVtKY.jpgPhóng to
TRI SAPUTRO

Chính quyền Indonesia thông báo số người thiệt mạng do núi lửa Merapi phun trào đã tăng lên tới 240 người. Ít nhất 162 người bị bỏng. Đến nay 390.000 người đã phải di tản.

TRI SAPUTRO (CTV Tuổi Trẻ tại Indonesia thực hiện)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên